Chúng ta thường thấy ký hiệu GMT xuất hiện khi nói về các múi giờ. Đó là viết tắt của Greenwich Mean Time, hay còn gọi là Mean Greenwich Time. Cách gọi này được đặt dựa theo tên của đài thiên văn Greenwich Anh quốc. Cùng GVS tìm hiểu về từ này qua bài viết dưới đây
Mean Greenwich Time là gì?
Mean Greenwich Time hay đúng hơn là Greenwich Mean Time là cụm từ viết đầy đủ của GMT, nghĩa là giờ chuẩn Greenwich hay giờ trung bình tại Greenwich. Mean Greenwich Time là giờ mặt trời tại Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich của nước Anh. Đây là khung giờ được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0 – kinh tuyến chia cắt nửa đông và nửa tây của địa cầu.
Theo lý thuyết, đúng 12 giờ trưa ở Anh, tại đài thiên văn Greenwich sẽ quan sát được mặt trời nằm đúng trên đường kinh tuyến số 0. Múi giờ GMT+0 được coi là múi giờ gốc của toàn thế giới. Và vì đài thiên văn Greenwich nơi đặt tại kinh tuyến số 0 thuộc nước Anh nên múi giờ ở Anh cũng chính là GMT+0.
Giờ chuẩn Greenwich bắt đầu được xác nhận từ ngày 01/12/1847. Theo đó, cứ mỗi giờ, tín hiệu đồng hồ lại được phát đi 3 lần. Vào thời điểm đó, với sự hùng mạnh của Anh quốc trong ngành hàng hải, giờ GMT bắt đầu được người Anh đưa đi truyền bá và sử dụng rộng rãi không chỉ trong các chuyến đi biển mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Vì GMT+0 được xác định là ở kinh độ 0 nên việc xác định múi giờ theo GMT cũng giúp mọi người suy ra được kinh độ của một địa điểm hoặc một đất nước.
Các múi giờ trên thế giới theo GMT
Đài thiên văn Greenwich Anh quốc
Đài thiên văn Greenwich, tên đầy đủ là Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, thuộc quận Greenwich phía nam thủ đô Luân Đôn nước Anh. Đài quan sát này nằm trên một quả đồi giữa công viên Greenwich bên bờ sông Thames.
Đài thiên văn Greenwich được xây dựng từ 10/08/1675 dưới thời vua Charles II của Vương quốc Anh. Công trình này được cho xây dựng với nhiệm vụ quan sát, tính toán và đo đạc chi tiết về sự chuyển động của các thiên thể và vị trí, khoảng cách của chúng trên thiên hà để xác định các kinh tuyến vĩ tuyến và xây dựng định hướng cho bản đồ hàng hải. Cùng với đài thiên văn, chức danh Nhà thiên văn hoàng gia (Astronomer Royal – AR) cũng được nhà vua đặt ra.
Sự thành lập đài thiên văn Greenwich là một dấu mốc quan trọng của lịch sử ngành thiên văn học. Rất nhiều nghiên cứu lịch sử về sự ra đời của vũ trụ, về quỹ đạo chuyển động của các hành tinh và về các chuyến thăm dò không gian.
Ngày nay, ngoài chức năng chính của nó, đài quan sát này còn trở thành một tòa nhà trưng bày tập hợp các công cụ thiên văn và hàng hải. Một số hiện vật đáng chú ý bao gồm những chiếc đồng hồ hải lý của John Harrison, đồng hồ Fendunn sản xuất tại Liên Xô, kính viễn vọng của Gruber, đồng hồ của người Chăn,…
Đài thiên văn Greenwich Anh quốc
Đứng từ đài thiên văn, bạn còn có thể quan sát toàn cảnh bên dưới bao gồm: khu công viên, khu nhà Nữ hoàng, Bảo tàng Hàng hải Quốc gia, Học viện Hải quân Hoàng gia và những tòa nhà hiện đại của thủ đô Luân Đôn.
Ngày nay, rất nhiều người xin thị thực đi Anh đến xứ sở sương mù đều lên kế hoạch ghé thăm đài quan sát này. Đài thiên văn mở cửa trong khung giờ 10:00 – 17:00 hằng ngày với giá vé tham quan cho người lớn là 15 bảng Anh/người.
Nơi có kinh độ 0 và vĩ độ 0
Tuy đài thiên văn Greenwich là nơi có kinh độ 0 nhưng rất nhiều người đã nhầm lẫn đây là tọa độ (0;0) nơi cũng có vĩ độ 0. Thực chất, vĩ độ của đài quan sát này là 51o28’38”. Còn kinh độ 0 vĩ độ 0 ở đâu? Điểm giao của kinh độ 0 và vĩ độ 0 là một nơi ngoài khơi thuộc vịnh Guinea thuộc biển Đại Tây Dương.
Kinh độ 0 và vĩ độ 0 nằm ngoài Đại Tây Dương chứ không phải ở đài thiên văn Greenwich
Trên đây, GVS đã cùng bạn tìm hiểu về đài thiên văn Greenwich Anh quốc và thế nào là Mean Greenwich Time. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, chúc các bạn một ngày nhiều niềm vui.