Newton, nhà khoa học người Anh có sức ảnh hưởng lớn nhất tới nhân loại, được coi là “người sáng lập ra vật lý học cổ điển”. Trong bài viết hôm nay, GVS sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về cuộc đời và những thành quả vĩ đại của nhà vật lý học Newton.
Tuổi thơ không hạnh phúc của nhà toán học, nhà vật lý học Newton
Là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới song nhà vật lý học Newton không hề có một gia cảnh khá giả. Isaac Newton sinh ra vào ngày 25/12/1642 trong một gia đình nông dân ở Lincolnshire, Anh. Ngay từ lúc mới lọt lòng, ông đã mồ côi cha. Năm 3 tuổi, mẹ Newton tái hôn và gửi ông cho bà ngoại nuôi dưỡng. Sau này, Newton đã kể lại rằng thuở nhỏ ông đã luôn căm ghét mẹ và người cha dượng của mình.
Sir Isaac Newton
Nhưng nỗi bất hạnh chưa hề dừng lại ở đó. Năm 12 tuổi, khi theo học ở trường Grantham, Newton thường xuyên bị bạn bè bắt nạt do thể chất yếu ớt của mình. Ông đã rời trường học do bị mẹ ép về làm nông dân. Mãi đến năm 17 tuổi, Newton mới trở lại trường học khi được thầy giáo thuyết phục. Tại thời điểm này, lần đầu tiên Newton bộc lộ tài năng xuất chúng của mình khi thể hiện thành tích đứng đầu trường học.
Tốt nghiệp trung học, Newton theo học tại Đại học Cambridge Anh. Ông tiếp tục tốt nghiệp đại học loại xuất sắc và được giữ lại làm giảng viên và hướng dẫn sinh thực nghiệm.
Newton qua đời ngày 31/03/1727 tại London. Có lẽ những ký ức tuổi thơ không mấy vui vẻ đã khiến ông không lập gia đình, không phát sinh quan hệ với bất kỳ nữ giới nào trong suốt 84 năm cuộc đời. Sau khi qua đời, Isaac Newton đã được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ.
Isaac Newton phát minh ra những gì?
Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Newton đã có niềm yêu thích say mê với khoa học. Nhiều khi, Newton còn mê mẩn chế tạo các mô hình đến quên ăn quên ngủ. Các mô hình sáng tạo của Newton khi còn nhỏ nhiều khi còn bị những người nông dân xung quanh mắng mỏ là phiền nhiễu, nghịch ngợm. Vậy mà, nhiều năm sau, cậu bé ốm yếu ngày nào đã trở thành “nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại”. Dưới đây, GVS xin liệt kê những thành tựu vĩ đại nhất của ông.
Kính thiên văn phản xạ
Trước khi Newton phát minh ra kính thiên văn phản xạ, các loại kính thiên văn đều sử dụng thấu kính khúc xạ nên bị thay đổi màu sắc, mờ hoặc mất nét khi quan sát các chuyển động thiên văn. Newton đã thay thấu kính khúc xạ bằng một gương lõm lớn để thu được hình ảnh nhỏ hơn, phẳng hơn, rõ nét hơn.
Bản sao kính thiên văn phản xạ do Newton chế tạo
Quang phổ ánh sáng
Trước đây, người ta tin rằng cầu vồng được hình thành từ nước mưa và các tia sáng trên bầu trời. Newton đã bác bỏ quan điểm đó và là người đầu tiên đưa ra giải thích rõ ràng cho hiện tượng cầu vồng. Từ đây, ông đi sâu vào nghiên cứu về ánh sáng và các màu sắc của quang phổ ánh sáng.
Newton và thí nghiệm tìm ra quang phổ ánh sáng
Định luật chuyển động cơ học cổ điển
Trong cuốn sách Nguyên tắc được Newton cho xuất bản năm 1687, Newton lần đầu tiên đưa ra ý kiến về 3 định luật Newton về quán tính, gia tốc, lực và phản lực. 3 định luật này chính là cơ sở cho vật lý học về chuyển động cơ học cổ điển.
- Định luật Newton 1: Một vật thể sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu như không có một lực nào tác dụng lên nó hoặc nếu như tổng các lực tác dụng lên nó bằng 0.
- Định luật Newton 2: Sự biến thiên động lượng của một vật thể tỉ lệ thuận với xung lực tác dụng lên nó, và véctơ biến thiên động lượng này sẽ cùng hướng với véctơ xung lực gây ra nó.
- Định luật Newton 3: Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, nói cách khác, các lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và khác điểm đặt.
Định luật vạn vật hấp dẫn
Định luật này gắn liền với câu chuyện “ngồi trên cây táo và bị táo rơi trúng đầu” của Newton. Từ đây, Newton đưa ra những phát biểu về định luật vạn vật hấp dẫn, đặt nền tảng cho vật lý cơ học cổ điển. Định luật này của ông còn được áp dụng cho đến khi thuyết tương đối của Albert Einstein ra đời.
Hoàn cảnh Newton tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn
Phép tính vi tích phân
Newton áp dụng vi tích phân vào hình học dựa trên các giá trị giới hạn của các tỷ số đại lượng vô cùng bé. Đó cũng là cơ sở để ông đưa ra định lý nhị thức Newton rất căn bản trong toán học.
Công thức định lý nhị thức Newton
Trên đây là bài viết của visa GVS về nhà khoa học, nhà toán học, nhà vật lý học Newton. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có cơ hội được khái quát lại các kiến thức khoa học tự nhiên của mình. Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ xin visa Anh tới thăm quê hương của nhà bác học này, hãy liên hệ ngay để chúng tôi tư vấn cho bạn được đầy đủ nhất.