Bên cạnh tháp đồng hồ Big Ben, cầu Tháp Tower Bridge, thủ đô London của xứ sở sương mù còn một biểu tượng cũng nổi tiếng không kém – những chiếc xe buýt 2 tầng màu đỏ. “Đặc sản” xe bus 2 tầng ở Anh Routmaster có lịch sử thế nào và vì sao lại trở thành biểu tượng? Hãy cùng GVS khám phá xem nhé.
Giới thiệu về xe bus 2 tầng ở Anh
Từ lâu, chiếc xe bus 2 tầng màu đỏ đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu khi nhắc đến thủ đô London nói riêng và xứ sở sương mù nói chung. Thậm chí, trong một cuộc bình chọn về biểu tượng của nước Anh, xe bus 2 tầng đã trở thành biểu tượng chiếm được tỷ lệ bình chọn cao nhất của người dân nước này. Vậy xe bus 2 tầng ở Anh có lịch sử và đặc trưng ra sao, ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn.
Xe buýt 2 tầng – một trong những biểu tượng đặc trưng của London
Đặc trưng của xe buýt hai tầng
Xe buýt hai tầng đơn giản là một chiếc xe buýt có 2 tầng ghế ngồi. Nó đươc sử dụng để vận chuyển hành khách hàng loạt và rất phổ biến ở các nước châu Âu, đặc biệt là Anh quốc. Xe bus 2 tầng ở Anh có tên gọi là Routemaster. Nó được cho là thiết kế dành riêng cho thủ đô London để giúp vận chuyển được gấp đôi lượng hành khách tại thành phố đông đúc và bận rộn này.
Về cấu tạo, tài xế có một khoang riêng biệt ở đầu xe, cửa chính ở phía trước có người soát vé đứng sẵn để thu tiền. Cầu thang lên xuống giữa 2 tầng của xe được mở ngoài trời, điều này giúp cho hành khách dễ dàng di chuyển hơn.
Phần cầu thang di chuyển của xe bus 2 tầng
Lịch sử về xe buýt hai tầng
Từ năm 1662, người Pháp đã bắt đầu nỗ lực chế tạo xe bus 2 tầng nhưng bất thành.
Năm 1829, những chiếc xe 2 tầng đầu tiên xuất hiện tại London Anh với tên gọi Omnibus. Do động cơ vẫn chưa được phát minh nên thời đó, Omnibus hoạt động nhờ vào sức kéo của ngựa. Phải gần 1 thế kỷ sau đó, chiếc xe bus 2 tầng chạy bằng động cơ đầu tiên mới được ra đời. Trải qua nhiều cải tiến, năm 1956, kỹ sư Frank Searle cho ra đời chiếc xe có tên Routemaster – chính là loại xe bus 2 tầng thông dụng ngày nay ở .
Năm 2005, xe bus 2 tầng từng bị yêu cầu ngưng hoạt động do thị trưởng London bấy giờ là ông Ken Livingstone cho rằng những chiếc xe này tốn kém quá nhiều chi phí cũng như là nguyên nhân cho nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.
Tuy nhiên, năm 2008, xe buýt hai tầng lại được khôi phục sử dụng sau khi cựu thủ tướng Anh Boris Johnson thắng cử chức thị trưởng . Bắt đầu từ đây, những chiếc xe bus Routemaster đã được cải tiến sao cho giải quyết được những vấn đề mà trước đó khiến nó bị ngưng sử dụng. Những chiếc xe bus kiểu mới được sử dụng động cơ hybrid tiết kiệm tới hơn 40% nhiên liệu, đồng thời có chiều dài 11,2m nhưng chỉ cho phép 62 hành khách trên một chuyến xe.
Xe bus 2 tầng là biểu tượng của thủ đô London
Ngày nay, nếu bạn tìm kiếm về hình ảnh của thủ đô London trên các công cụ trực tuyến, rất có thể bạn sẽ tìm thấy hình ảnh của tháp đồng hồ Big Ben kèm theo chiếc xe buýt hai tầng màu đỏ. Nếu bạn để ý, hình ảnh này còn thường xuyên xuất hiện trên những món quà lưu niệm Anh quốc nữa đó.
Từ một trong những loại phương tiện di chuyển trong thành phố của người dân, dần dà, song song với sự phát triển kinh tế và du lịch của Anh quốc, xe buýt 2 tầng đã trở thành một trong những phương tiện được ưa thích nhất của người dân nước này cũng như của khách du lịch. Thậm chí, bất kỳ ai nếu đã từng sinh sống ở London cũng sẽ từng đi học, đi làm và đi chơi trên chiếc xe bus màu đỏ này.
Hình ảnh xe buýt 2 tầng nước Anh với tháp đồng hồ Big Ben đã quá quen thuộc với chúng ta
Nếu làm visa Anh đến với thủ đô London, trải nghiệm một tour tham quan thành phố trên chiếc xe buýt độc đáo này sẽ trở thành một kỷ niệm đáng nhớ với bạn đấy. Routemaster sẽ di chuyển qua những địa điểm tham quan độc đáo như: tháp Luân Đôn, Đài thiên văn Greenwich, cung điện Buckingham, đu quay Mắt Luân Đôn, Tháp đồng hồ Big Ben,…
Các quốc gia có sử dụng xe buýt 2 tầng trên thế giới
Giới thiệu về xe buýt ngày nay, xe bus 2 tầng đã không còn quá xa lạ với người Việt Nam chúng ta cũng như bạn bè thế giới bởi rất nhiều quốc gia ngoài Anh cũng đưa loại phương tiện này vào sử dụng.
- Ở Ireland, hầu hết các xe bus tại thủ đô Dublin đều là xe bus 2 tầng. Thậm chí, số lượng xe buýt 2 tầng ở Dublin chỉ xếp sau London.
- Xe buýt hai tầng ở Đan Mạch thì có màu vàng và xanh lam, chủ yếu là sản phẩm do hãng Volvo sản xuất.
- Tại Đức, bạn sẽ trông thấy những chiếc xe bus có sức chứa siêu khủng, lên tới 128 hành khách/chuyến xe.
- Ở Trung Quốc, Nam Ninh và Quế Lâm sử dụng loại xe này khá nhiều, Hong Kong thậm chí còn sử dụng từ những năm 1950.
- Xe bus 2 tầng ở Nhật Bản thì chủ yếu hoạt động phục vụ cho các tour du lịch, thường xuất hiện ở các đường cao tốc liên thành phố.
- Việt Nam chúng ta cũng có những chiếc xe bus 2 tầng phục vụ cho hoạt động tham quan thành phố. Tiêu biểu phải kể đến xe bus 2 tầng mui trần với lộ trình đi qua các địa điểm nổi tiếng: Nhà Hát Lớn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột Cờ Hà Nội…
Hình ảnh xe buýt 2 tầng ở Hà Nội
Với bài viết trên đây, visa GVS hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin thú vị về biểu tượng xe bus 2 tầng ở Anh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc các bạn một ngày nhiều niềm vui!