Ba Lan là một quốc gia phát triển thuộc vùng Trung và Đông Âu. Đồng thời, Ba Lan cũng là một quốc gia đang ngày càng phổ biến trong giới xuất khẩu lao động và du học. Vậy Ba Lan giàu hay nghèo? Ngay sau đây hãy cùng visa GVS tìm hiểu nhé.
Đất nước Ba Lan giàu hay nghèo?
Một trong những quan tâm hàng đầu của bất kỳ lao động hay du học sinh nào khi chọn một đất nước làm điểm đến đó là cơ hội phát triển và mức sống của đất nước đó. Đối với Ba Lan, “Ba Lan giàu hay nghèo?” hay “Ba Lan có giàu không?” chính là những câu hỏi đang được quan tâm rộng rãi.
Với tỷ lệ tăng trưởng thường niên ở ngưỡng 4%, kinh tế Ba Lan được đánh giá là có mức độ phát triển chỉ đứng sau Nga trong khu vực Đông Âu. Trong khối Liên minh châu Âu, nền kinh tế nước này xếp thứ 6. Năm 2008, Ba Lan cũng là nước duy nhất ở Châu Âu vượt qua giai đoạn khủng hoảng với nền kinh tế tăng trưởng dương.
Nhiều ý kiến cho rằng, nền kinh tế của Ba Lan so với toàn châu Âu thì nghèo hơn rất nhiều. Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Đan Mạch là nước giàu nhất châu Âu với mức tài sản trung bình của mỗi hộ là hơn 170.000 eur. Trong khi đó, tài sản ròng của một hộ gia đình ở Ba Lan chỉ chưa bằng 1/10 với hơn 12.000 eur.
Có một thực tế là trong 3 năm trở lại đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song thu nhập bình quân đầu người của Ba Lan không có nhiều chênh lệch so với mức 15.000 USD. Các chuyên gia nhận định, 30 năm qua, nền kinh tế Ba Lan đã và đang có mức tăng trưởng ổn định và thậm chí sẽ còn có nhiều kỳ tích lớn trong tương lai và GDP đầu người Ba Lan sẽ không chỉ dừng lại ở mức ổn định mà sẽ ngày càng tăng lên.
Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người của Ba Lan trong 30 năm trở lại đây
Nền kinh tế Ba Lan đã phát triển như thế nào?
Theo tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Ba Lan được đánh giá là một nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người tối thiểu tăng trưởng vượt bậc. Trong vòng 25 năm kể từ khi bắt đầu gia nhập Liên minh Châu Âu vào những năm 1990, mức thu nhập bình quân đầu người của Ba Lan đã tăng gần 6 lần, từ 2.300 USD đến 13.000 USD. Nhiều người đánh giá, đây chính là kỳ tích của Ba Lan trước bối cảnh nhiều quốc gia đang gồng mình trước các khoản nợ công, khủng hoảng, suy thoái.
Không phải là một nước mạnh về tài nguyên và nguồn năng lượng, song Ba Lan có nền công nghệ kỹ thuật và dịch vụ rất phát triển. Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu đi của quốc gia này là máy móc, đồ điện tử, thiết bị gia dụng và các vật dụng làm từ nhựa.
Không chỉ là một “con hổ” của kinh tế Đông Âu, Ba Lan còn là một gương mặt “đáng gờm” trên trường quốc tế khi có được sự hậu thuẫn vững chắc của Mỹ. Là một thành viên của khối quân sự NATO, Ba Lan thường xuyên cho Mỹ thuê căn cứ quân sự và mua bán vũ khí với quốc gia này.
Tuy nhiên, Ba Lan đã phải đánh đổi bằng cách vay nợ từ các quốc gia khác để đầu tư và cải cách kinh tế cho nước mình. Do đó, cắt giảm thuế và thắt chặt chính sách ở một vài lĩnh vực để đảm bảo tốc độ phát triển cũng như GDP đầu người Ba Lan đang là hành động được chính phủ áp dụng. Một số đánh giá khách quan của các chuyên gia kinh tế dành cho quốc gia này khi theo đuổi chính sách kinh tế tự do suốt 30 năm nay là:
- Các doanh nghiệp thương mại tư nhân được khuyến khích phát triển và tư nhân hóa, góp phần làm giảm gánh nặng của nhà nước.
- Ngành khai thác khoáng sản công nghiệp dần nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn.
- Các lĩnh vực văn hóa, phúc lợi xã hội ngày càng được cải thiện, song hệ quả là càng đặt nặng thêm sức ép lên ngân khố quốc gia.
- Nông nghiệp không quá được chú trọng, mức đầu tư nhỏ lẻ và thậm chí thiếu hụt đầu tư khiến cho kém phát triển.
- Các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt giúp làm giảm tỷ lệ nợ công của quốc gia này.
Ba Lan vừa nỗ lực phát triển nền kinh tế, vừa nỗ lực đảm bảo nguồn thu cho người lao động
Cơ hội xuất khẩu lao động Ba Lan
Tuy là một nước phát triển mạnh nhưng các doanh nghiệp Ba Lan lại khá vui vẻ với những người nhập cư, các lao động nước ngoài. Thậm chí, trong một cuộc khảo sát vào năm 2016, 63% số cử tri quốc hội của Ba Lan đồng tình rằng chính những người nhập cư mới mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước này.
Bởi lẽ, quốc gia này đang thiếu hụt một lực lượng lao động lớn do việc các thanh thiếu niên Ba Lan đang tìm kiếm cơ hội lớn hơn ở các thị trường lớn hơn như Anh, Pháp, Đức,… Chính vì vậy, xuất khẩu lao động Ba Lan đang ngày một thu hút hơn với lao động người Việt.
Với sự tăng trưởng của kinh tế Ba Lan, xklđ Ba Lan đang là hướng đi được nhiều người Việt lựa chọn
Trên đây là bài viết của GVS về tổng quan nền kinh tế của Ba Lan. Qua bài viết, chúng tôi cho rằng bạn sẽ có những đánh giá của riêng mình về vấn đề Ba Lan giàu hay nghèo. Ngoài ra, trước khi làm visa Ba Lan, nếu bạn muốn có thêm cái nhìn chi tiết về cuộc sống của lao động Việt ở Ba Lan, xin mời các bạn theo dõi thêm bài viết: Cuộc sống của người Việt tại Ba Lan. Chúc các bạn một ngày nhiều niềm vui.