Trong những tháng cuối quý 2 và đầu quý 3 vừa qua, cả thế giới liên tiếp được những phen sôi sục vì mức thay đổi lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED và những biến động mang tính kỷ lục của giá tiêu dùng, giá nhiên liệu, giá vàng, giá ngoại tệ trên thế giới. Vậy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED là gì mà quyền uy tới vậy? Hãy cùng GVS tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED là gì?
Để trả lời cho câu hỏi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED là gì thì mình xin mời các bạn đến với một số thông tin sau đây.
FED là viết tắt của Federal Reserve System, dịch nghĩa là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ). Đây là ngân hàng trung ương của nước Mỹ được bắt đầu đi vào hoạt động kể từ năm 1913 sau khi được Quốc hội nước này thông qua.
FED viết tắt của từ gì? FED là tổ chức gì? Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
Theo thời gian, các vai trò và nhiệm vụ của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ FED dần được mở rộng và các cấu trúc cũng có sự thay đổi để phù hợp hơn với sự phát triển của Hoa Kỳ và thế giới.
Cấu trúc cơ bản
- Hội đồng thống đốc gồm 5 người do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm
- Các ngân hàng của FED
- Các ngân hàng thành viên có cổ phần ở các chi nhánh của FED
Mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED là gì?
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ FED có 3 mục tiêu chính xuyên suốt: việc làm tối đa, giá cả ổn định, lãi suất dài hạn vừa phải.
Nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED là gì?
Phỏng theo các mục tiêu trên, FED có 4 nhiệm vụ gồm:
- Thực thi chính sách tiền tệ, tài khóa bằng cách tác động lên tiền tệ và tín dụng quốc gia để thực thi 3 mục tiêu chính nêu trên.
- Giám sát và quy định các ngân hàng nhằm đảm bảo hệ thống tài chính của quốc gia vững vàng và đảm bảo quyền lợi tín dụng của người tiêu dùng.
- Duy trì sự ổn định của nền kinh tế, kiềm chế các rủi ro có thể phát sinh trên thị trường tài chính.
- Cung cấp dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản giá trị, các tổ chức nước ngoài, chính phủ Hoa Kỳ và đóng vai trò chủ chốt trong việc vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
FED tăng lãi suất thì sao, giảm lãi suất thì sao?
FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung?
Như đã nêu trên, một trong những nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là kiểm soát và điều hành chính sách tiền tệ. Các chính sách này bao gồm: mua bán trái phiếu, quy định lượng tiền mặt dự trữ và thay đổi lãi suất khoản vay. Ở trong bài viết của GVS hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc tăng giảm lãi suất của FED, cụ thể hơn là việc FED tăng lãi suất 2022.
2022 là năm đánh dấu sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19. Hậu quả của đại dịch kéo dài suốt 2 năm là 2 mặt của nền kinh tế vĩ mô: thất nghiệp và lạm phát cùng lúc xảy ra. Tại Mỹ, tỷ lệ lạm phát đã tăng tới mức cao nhất trong lịch sử là 9.1% trong tháng 6 năm 2022. Và một trong những đích đến của việc tăng lãi suất chính là kiềm chế lạm phát và đẩy lùi lạm phát xuất mức thấp nhất có thể.
FED bắt đầu thông báo về việc tăng lãi suất bắt đầu từ tháng 5/2022 và liên tiếp thông báo tăng thêm 75 điểm trong 2 lần vào các tháng 6, tháng 7. Kể từ năm 1994 đến nay, đây là đợt tăng lãi suất mạnh nhất của FED trong gần 3 thập kỷ. Hiện mức lãi suất của FED đang từ 2.25% – 2.5%.
Lãi suất do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ FED quy định đạt đỉnh trong những năm gần đây
Việc FED tăng lãi suất đã khiến cho thị trường chứng khoán vốn ảm đạm trong nửa đầu năm 2022 bỗng chốc “phủ xanh”. Không chỉ riêng phố Wall, các thị trường chứng khoán trên thế giới đồng loạt ghi nhận tăng điểm trong phiên giao dịch cuối ngày 27/7/2022 – sau lần gần nhất FED thông báo tăng lãi suất vào buổi sáng cùng ngày.
Không chỉ có chứng khoán, ngay sau khi thông báo của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ FED được đưa ra, giá vàng và giá dầu thô trên thế giới lại tiếp tục tăng 1% sau cơn sốt tăng giá tưởng chừng như đã hạ nhiệt của nửa đầu năm 2022.
Tuy nhiên, việc tăng lãi suất cũng có những mặt hạn chế của nó:
- Thứ nhất là nền kinh tế nước Mỹ sẽ phát triển chậm lại, lượng dự trữ vàng và dầu thô đều giảm mạnh. Song nếu xét trên trường quốc tế, điều này là tất yếu và bắt buộc đối với một cường quốc hàng đầu để giữ nền kinh tế thế giới ở mức ổn định.
- Thứ hai, vì lạm phát và thất nghiệp vốn tỷ lệ nghịch với nhau, nếu lựa chọn giải quyết vấn đề lạm phát cao thì đồng nghĩa với việc phải mặc kệ tỷ lệ thất nghiệp. Việc tăng lãi suất sẽ gây áp lực lên giá trị cổ phiếu, giá nhân công, từ đó làm tăng tỷ lệ lao động bị sa thải.
- Cuối cùng, lãi suất đồng đô la Mỹ tăng cũng sẽ gây áp lực lên nghĩa vụ thanh toán quốc tế của các chính phủ trên thế giới. Đồng thời cũng khiến các chính phủ nước này khó huy động vốn hơn do mức lãi suất phải chịu cao hơn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp cho các bạn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED là gì và một vài phân tích về ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất 2022. Cảm ơn các bạn đã đón đọc và theo dõi. Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy chia sẻ ý kiến với GVS nhé.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu lao động Mỹ hay làm visa Mỹ trong thời buổi hiện nay, hãy truy cập ngay trang web GVS để tham khảo thêm các thông tin liên quan và liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.