Là cường quốc đứng đầu về kinh tế, chính trị vì vậy không có gì lạ khi triết lý giáo dục của Mỹ lại là một trong những nền giáo dục tốt bậc nhất trên thế giới, là ước mơ của không biết bao nhiêu học sinh, sinh viên. Hôm nay hãy cùng GVS Việt Nam tìm hiểu xem nền giáo dục của nước Mỹ có gì đặc biệt và triết lý giáo dục của Mỹ nhé.
Triết lý giáo dục của Mỹ và tổng quan về nền giáo dục của nước Mỹ
Triết lý giáo dục của Mỹ là gì?
Có thể nói triết lý giáo dục của Mỹ gắn liến với hai chữ “tự chủ” và “tự do”. Tổng thống John Adam đã từng nói “Trẻ em nên được giáo dục dựa theo nguyên tắc tự do” và đúng như vậy trong suốt hơn 200 năm qua nền giáo dục của nước Mỹ luôn gắn liền với triết lý đó.
Trẻ em ngay từ bé đã được tự do phát triển theo hướng của riêng mình tạo nên những cái tôi cá nhân có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biên đổi từng ngày chứ không bị bó buộc trong những quyển sách giáo khoa. Chính vì điều đó mà nền giáo dục của nước Mỹ luôn đề cao tình trải nghiệm để trẻ em có thể tiếp xúc sớm và tìm ra con đường của riêng mình.
Triết lý giáo dục của Mỹ
Trong triết lý giáo dục của Người Mỹ luôn đề cao việc dạy cho con em mình cách tự đưa ra lựa chọn và bảo vệ ý kiến của chính mình không bị gò bó bởi những thứ có sẵn miễn là có thể chứng minh được những gì mình đưa ra là đúng.
Tuy nhiên trẻ em của Mỹ cũng được dậy cách tôn trọng ý kiến của những người khác và chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Điều này làm cân bằng giữa cái tôi cá nhân và nghĩa vụ chung với cộng đồng. Trẻ nhỏ luôn được khuyến khích nói ra những suy nghĩ, lập luận của mình và học cách có trách nhiệm với những lựa chọn đó.
Tính “tự chủ ” được đề cao trong các trường ở Mỹ điều này thể hiện bằng việc Mỹ không hề có các trường quốc gia mà chuyển giao trách nhiệm này cho chính quyền từng bang và từng địa phương để người dân có thể chủ động trong việc tạo các tiền đề cho việc học tập của con em mình.
Xem thêm: Xin visa nước Mỹ – giấc mơ Mỹ không quá xa
Tổng quan giáo dục Mỹ
Nhìn chung nền giáo dục Mỹ cũng khá tương đồng với nền giáo dục Việt Nam khi có tất cả 12 năm học bậc tiểu học và bậc trung học (bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông). Sau đó trẻ em có quyền tự chọn lựa học tiếp lên cao hơn hoặc bắt đầu đi làm.
Nền giáo dục Mỹ
Trong nền giáo dục Mỹ thì cấp bậc tiểu học và trung học ở Mỹ mang tính bắt buộc và độ tuổi đi học cũng thay đổi theo chính sách của từng vùng.
Tỷ lệ biết chữ cao đến 98% tuy nhiên mức độ am hiểu về khoa học lại thấp hơn so với các nước phát triển. Tỷ lệ người lao động có bằng đại học thấp hơn so với tỷ lệ lao động theo học giáo dục thường xuyên.
Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ khi áp dụng triết lý giáo dục của Mỹ
Các cấp học trong hệ thống giáo dục ở Mỹ
Như đã nói ở trên, khi so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Vietj Nam ta sẽ thấy được điểm tương đồng. Dịch vụ visa GVS Việt Nam xin gửi đến các bạn về hệ thống giáo dục ở Mỹ:
- Nhà trẻ và mẫu giáo
- Tiểu học (5 năm)
- Trung học (bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông) (8 năm)
- Cao đẳng và đại học (thay đổi theo trương trình học)
- Sau đại học (thay đổi theo trương trình học
Trong đó cấp bậc tiểu học và trung học là bắt buộc. Trẻ em sẽ bắt đầu đi học vào khoảng từ 5-6 tuổi tùy theo quy định của từng vùng. Sau khi học hết 12 năm học, học sinh có quyền lựa chọn học đại học hoặc tham gia học các trường trình giáo dục thường xuyên (nghề) và đi làm. Các cấp học từ đại học trở lên được gọi là chương trình học bậc cao.
Các cấp học trong nền giáo dục của Mỹ
Ngoài ra sau khi học xong đại học các sinh viên có thể tiếp tục tham gia trường trình sau đại học để lấy bằng thạc si và sau nữa là tham gia nghiên cứu để lấy bằng tiến sĩ.
Hệ thống điểm trong giáo dục Hoa Kỳ
Hệ thống giáo dục Mỹ trong điểm cũng có tính phân biệt rõ ràng . Tuy có cùng số điểm trung bình tuy nhiên học sinh, sinh viên ở các trường nổi tiếng hơn với nhiều áp lực trong học tập hơn sẽ được đánh giá cao hơn so với học sinh, sinh viên ở các trường kém danh tiếng hơn.
Chính vì vậy mà việc lựa chọn trường phù hợp với học lực và mục tiêu của bản thân cũng là một điều cần phải được lưu ý.
Lịch học của Mỹ
Lịch học trong giáo dục Mỹ cũng thay đổi theo từng vùng có thể là hai hoặc ba kỳ trong một năm.Thậm chí có những trường có tới bốn kỳ bao gồm cả kỳ mùa hè không bắt buộc.
Xem thêm: Xuất khẩu lao động Mỹ có nhiều công việc để người lao động chọn lựa
Vì sao nền giáo dục Mỹ đứng top thế giới
Những yếu tố khiến cho nền giáo dục của Mỹ phát triển có thể kể đến như sau:
Phương trâm tự do: gắn liền với triết lý giáo dục của nước Mỹ đó là phát triển các nhân thích nghi tốt với sự biến đổi hàng ngày. Tạo ra những con người có khả năng tự đưa ra quyết định cũng như chịu trách nghiệm trên những quyết định của mình.
Cơ sở vật chất và công nghệ: Là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất vì vậy hệ thống cơ sở vật chất ở đây vô cùng đầy đủ đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cho sự phát triển và nghiên cứu.
Nền giáo dục Mỹ đứng đầu thế giới
Hệ thống giáo dục Mỹ kiểm định nghiêm ngặt: Đây cũng chính là một trong những lý do mà nền giáo dục Hoa Kỳ được đánh giá cao đảm bảo chất lượng đầu ra với các quy trình đầy đủ, thực tế và được cập nhật thường xuyên.
Các trường đại học hàng đầu với bằng cấp có giá trị khắp thế giới: Các trường đại học ở Mỹ luôn có được vị trí cao trên các bảng xếp hạng về trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới vì vậy những tấm bằng từ các trường đại học của Mỹ luôn thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên trên khắp thế giới.
So sánh giáo dục Mỹ và Việt Nam
Nếu so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam, trước tiên chúng ta hoàn toàn có thể thấy được một điều chắc chắn đó là hệ thống giáo dục của Mỹ hiện nay đang vượt xa so với chúng ta. Điều đó có thể là do những nét khác biệt trong nền giáo dục của hai nước mà có thẻ kể đến như sau:
Ở Mỹ ngay từ cấp bậc mẫu giáo người Mỹ đã luôn khuyến khích trẻ em nói lên những suy nghĩ của mình và thậm chí còn bắt trẻ em tự chịu trách nghiệm cho những lời nói đó ở mức hợp lý và cho phép. Tuy nhiên trái ngược lại với điều đó ở Việt Nam chúng ta thường được dậy theo những tiêu chuẩn có sẵn thứ đã được cho là đúng từ ngàn đời nay. Và càng lên các cấp bậc cao hơn thì việc phát triển bạn thân cho học sinh ở Mxy càng được đề cao hơn.
So sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Mỹ
Điểm thứ 2 có thể kể trong nền giáo dục của Mỹ là họ chú trọng phát triển khả năng theo tưng người ai có năng khiếu về cái gì thì có thể chọn lựa các môn học đó. Tuy nhiên ở việt Nam vẫn còn thực hiện hệ thống giáo dục toàn diện và dàn trải khi ở các cấp dưới thì học sinh phải học tận 12 môn khác nhau và đại học thì số lượng môn đại cương cũng không hề nhỏ.
Điểm thứ 3 mà mình muốn đề cập chính là do chính những áp lực mà gia đình và nhà trường tạo ra nên học sinh ở Việt Nam có thể nói là luôn học về điểm số và thành tích có thể là vì mình mà cũng có thể là vì bố mẹ , thầy cô. Trong khi đó mọi học sinh ở Mỹ đều được chọn lựa con đường của riêng mình mà không chịu sự áp lực từ ai.
Tuy nhiên chính vì quá tự do nên nhược điểm của nền giáo dục Mỹ đó chính là đôi khi khiến cho nhiều học sinh, sinh viên đi sai hướng
Nhược điểm của nền giáo dục Mỹ
Mặc dù vậy cũng không thể nào nói nền giáo dục của nước Mỹ là hoàn hảo vì nó vẫn có những nhược điểm riêng
- Chi phí giáo dục rất cao
- Mỗi tiểu bang lại có một chương trình giảng dạy riêng dẫn đến sự không đồng nhất
- Khắt khe đối với du học sinh nước ngoài
- Quá đề cao cái tôi
Và còn một số các nhược điểm nhỏ nữa
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ được triết lý giáo dục của Mỹ và tại sao mà nền giáo dục Hoa Kỳ luôn đứng trong top những nền giáo dục tốt nhất thế giới, từ đó có được những cơ sở để quyết định việc đi du học của mình. Nếu bạn có nhu cầu du học Mỹ liên hệ ngay GVS Việt Nam để được tư vấn về thủ tục làm visa Mỹ cũng như những điều cần lưu ý khi du học Mỹ nhé. Truy cập trang chủ để có thêm những thông tin mới nhất về du học, du lịch cũng như xuất khẩu lao động sang Mỹ
Xem thêm