Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối trên thế giới, đặc biệt là đối với một nước phát triển nhữ Nhật Bản. Vậy ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản như thế nào và họ ứng phó ra sao hãy cùng GVS tìm hiểu nhé.
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản đã từng bị lơ đi trong quá khứ. Nhất là giai đoạn Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành cường quốc sản xuất công nghiệp nặng.
Môi trường Nhật Bản từng ô nhiễm trầm trọng trước khi đứng đầu thế giới về độ sạch
5 vụ ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản từng làm ám ảnh người dân Nhật Bản và gây chấn động thế giới:
Vụ ô nhiễm ở mỏ đồng Ashio (Tỉnh Tochigi)
Ban đầu, việc khai thác đồng ở mỏ đồng Ashio chỉ tác động trực tiếp đến vùng đất ở lưu vực sông Watarase. Núi đồi xanh tươi trở nên cằn cỗi, làng mạc biến thành hoang mạc, tất cả dường như mất đi dấu hiệu của sự sống.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, đất nhiễm độc theo nước mưa trôi xuống sông còn làm chết cá. Nước sông tràn vào ruộng làm đất canh tác bị nhiễm độc. Hàng trăm người dân Nhật cũng bị nhiễm độc do ăn lương thực, hoa màu được canh tác trên đất đã nhiễm độc này.
Mức độ nhiễm độc nghiêm trọng đến mức, hơn 20 năm sau, gạo được trồng trên các vùng đất quanh mỏ đồng vẫn chứa Cadimi.
Cadimi là kim loại nặng, tương đối hiếm, có màu trắng ánh xanh. Cadimi gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người.
- Cadimi có thể tích tụ trong thận lên đến 35 năm, lâu dài sẽ làm tổn thương thận, gây sỏi thận.
- Cadimi có thể làm biến dạng xương, hủy mô xương.
- Cadimi gây tổn thương phổi dẫn đến chết người.
- Cadimi xếp nhóm 1 khả năng gây ung thư với nguy cơ gây ung thư thận và ung thư tuyến tiền liệt.
Vụ Minamata 1 và 2
Ám ảnh thảm họa Minamata Nhật Bản – Thảm họa ô nhiễm môi trường khủng khiếp
Nước thải có chứa thủy ngân từ nhà máy đã làm cá ở vùng vịnh Minamata nhiễm độc. Khi người dân Nhật ở vùng này ăn phải cá nhiễm độc cũng bị mắc các căn bệnh về thần kinh.
Tính chất nghiêm trọng tương tự như ở vùng vịnh Minamata, cá ở lưu vực sông Agano cũng bị nhiễm độc thủy ngân do nước thải từ nhà máy.
Theo thống kê, đã có hơn 900 người thiệt mạng và hơn 2000 người bị nhiễm độc thủy ngân trong vụ Minamata.
Vụ ItaiItai
Nước thải công nghiệp có chứa Cadimi từ công ty Mitsui Mining và Smelting đã gây ô nhiễm nguồn nước ở vùng hạ lưu sông Jinzū ở tỉnh Toyama.
Nước nhiễm độc làm đất canh tác bị nhiễm độc. Lương thực, hoa màu gieo trồng trên đất bị nhiễm độc. Người dân ăn những loại lương thực, hoa màu này cũng bị nhiễm độc. Đây chính là một trong những vụ ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản nghiêm trọng nhất
Vụ Yokkaichi
Các nhà máy ở Yokkaichi trong lúc vận hành, hoạt động đã thải trực tiếp khí độc ra môi trường, gây nên các bệnh về đường hô hấp. Số ca hen suyễn, viêm phế quản, khí quản… tăng mạnh, đe dọa sức khỏe người dân nghiêm trọng.
Khí lưu huỳnh từ nhà máy thải trực tiếp vào không khí gây các chứng bệnh nghiêm trọng về hô hấp
Sau hàng loạt những biến cố về môi trường, Chính phủ Nhật Bản đã nhận ra tầm quan trọng của môi trường cũng như nâng cao ý thức giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
Nhất là khi công tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra rất tốn kém: tiền bạc, công sức và cả thời gian. Như 5 vụ ô nhiễm môi trường mà chúng tôi đề cập ở trên, việc làm xanh đồi núi, làm sạch vùng vịnh, khắc phục sức khỏe cho thế hệ sau của người bị nhiễm độc ở Nhật kéo dài tới mấy chục năm sau vẫn chưa thể khắc phục triệt để.
Cách người Nhật bảo vệ môi trường
Đối mặt với vấn đề ô nhiễm như vậy thì Nhật Bản đã làm những gì? Hãy cùng GVS khám phá nhé.
Toàn nước Nhật chung tay bảo vệ môi trường
Từ những ám ảnh về hậu quả của ô nhiễm môi trường trong quá khứ, toàn nước Nhật chung tay góp sức bảo vệ môi trường.
Chính phủ Nhật Bản quản lý chặt chẽ việc bảo vệ môi trường bằng Luật pháp và thuế phí
Năm 1993, Nhật Bản ban hành Luật môi trường với hệ thống các điều luật quy định cụ thể về vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường.
Trong Luật này, chính sách bảo vệ môi trường của Nhật Bản rất rõ ràng, từ việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đất – nước – không khí, kiểm soát chất thải độc hại, cho đến tái chế rác thải thông minh, phạt nặng trường hợp vi phạm…
Chính phủ Nhật Bản còn ban hành các đạo luật Thuế có liên quan như là một biện pháp bảo vệ môi trường của Nhật Bản. Việc áp thuế phí tùy vào ngành nghề, lĩnh vực và được áp dụng rất linh hoạt.
Thông qua thuế phí, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp, người dân tái chế rác thải, tiết kiệm năng lượng… và hướng tới phát triển ngành công nghiệp tái chế, thúc đẩy các phát minh bảo vệ môi trường.
Nhật Bản ứng dụng quy trình xử lý rác thải an toàn, khép kín
Các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường
Thời gian đầu, các doanh nghiệp hầu như chỉ quan tâm đến việc sản xuất, kinh doanh mà chưa để ý đến môi trường có bị tổn hại hay không. Chính phủ cũng ngó lơ cho các trường hợp vi phạm vì mục tiêu kinh tế.
Về sau, khi các vụ ô nhiễm môi trường gây hậu quả trầm trọng xảy ra, tình trạng này đã được cải thiện.
- Doanh nghiệp ý thức được vai trò quan trọng của môi trường và nghiêm túc bảo vệ môi trường.
- Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng.
- Nhiều doanh nghiệp còn nỗ lực tìm kiếm giải pháp xử lý rác thải thông minh và tái tạo tối đa nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường hiệu quả.
Toàn dân Nhật chung tay bảo vệ môi trường
- Giáo dục bảo vệ môi trường từ nhỏ
Trẻ em được giáo dục bảo vệ môi trường từ nhỏ
Từ nhỏ, trẻ em Nhật đã được giáo dục về vấn đề bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ như dọn rác, lau dọn chỗ ngồi học, ngồi ăn. Các em cũng được giáo dục về cách gom rác, phân loại rác, về sự có hạn của tài nguyên thiên nhiên…
Lớn lên, những điều này ăn sâu vào tiềm thức người dân Nhật Bản, tạo nên tình yêu đối với môi trường. Tự bản thân họ, luôn có ý thức với việc bảo vệ môi trường và họ sẽ thấy rất xấu hổ khi vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
- Ý thức tự giác của mỗi người dân
Khi đặt chân đến Nhật, bạn sẽ bị ấn tượng bởi sự sạch sẽ của đất nước mặt trời mọc này. Mặc dù hiếm khi bạn thấy xe gom rác hay nhân viên quét dọn rác trên đường, nhưng mọi ngóc ngách ở Nhật đều sạch bóng.
Đường phố Nhật nói không với rác
Người Nhật Bản bảo vệ môi trường rất tự giác qua các hành động nhỏ mỗi ngày như dọn dẹp nơi làm việc, nơi học tập, ăn uống, đường phố… với phương châm “Rời đi sạch sẽ hơn lúc đặt chân đến nơi đó”.
Người Nhật khá “nhạy” với rác: Người dân Nhật Bản rất có ý thức trong việc thu gom rác để giữ gìn môi trường. Khi thấy rác, họ sẽ thu gom đúng nơi quy định mà không cần biết rác từ đâu và do ai vứt ra. Nếu không tìm thấy thùng rác gần đó, họ sẽ đem về nhà và đợi ngày thu gom rác.
Vì vậy, bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi người Nhật dọn rác giúp bạn hoặc khi đi ra đường, họ sẽ đem theo túi phân loại rác.
Thấy rác là nhặt và bỏ đúng nơi quy định để giữ vệ sinh chung dường như đã trở thành văn hóa của người Nhật
Chọn sử dụng xe đạp điện hoặc di chuyển bằng tàu điện để giảm thiểu nguồn khí thải thải để bao vệ môi trường ở Nhật Bản.
Ngoài việc dọn dẹp, người Nhật còn bảo vệ môi trường bằng cách tiết kiệm tài nguyên nước, tiết kiệm điện, sử dụng đồ tái chế, tham gia trồng cây xanh…
Người Nhật sử dụng đồ tái chế để bảo vệ môi trường
- Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội
Ở Nhật Bản có hàng nghìn tổ chức phi chính phủ và hàng trăm tờ báo hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Họ đảm nhận nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động, giáo dục ý thức về môi trường đến toàn dân mỗi ngày. Tất cả cùng nỗ lực vì một tương lai xanh cho thế hệ mai sau.
Những vấn đề môi trường Nhật Bản còn tồn đọng
Mặc dù Nhật Bản đã nỗ lực không nhỏ trong việc giải quyết ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Môi trường sống ở Nhật Bản được xếp vào danh sách các quốc gia “sạch – thơm” trên thế giới. Nhưng những vấn đề môi trường Nhật Bản ở còn tồn đọng vẫn tiếp tục là thách thức đối với Chính phủ Nhật Bản.
- Văn hóa túi ni lông
Nhật Bản là quốc gia sử dụng số lượng lớn túi ni lông trên thế giới
Nhật Bản vẫn là quốc gia sử dụng rất nhiều túi ni lông. Ước tính con số này nằm khoảng 40 tỷ túi mỗi năm.
Nguyên nhân: Người Nhật Bản ưa sạch sẽ cộng với văn hóa Omotenashi (nghệ thuật hiếu khách truyền thống), họ cho rằng mọi thứ sau khi được quấn, gói, bọc kỹ lưỡng mới lịch sự và là cách phục vụ tốt nhất.
Do đó, bạn có thể bắt gặp hình ảnh từng củ khoai tây được bọc nhựa riêng trong siêu thị, hoặc chỉ là một quả chuối cũng được gói đến 4, 5 lớp khi được gửi tặng quà.
Việc sử dụng một lượng lớn túi ni lông như thế này gây áp lực không nhỏ cho môi trường Nhật Bản nói riêng và môi trường toàn cầu nói chung.
- Tái chế rác thải vẫn còn nguy cơ
Một trong những cách người Nhật bảo vệ môi trường đó là chú trọng vấn đề tái chế. Để làm tốt việc tái chế này, Nhật Bản áp dụng việc phân loại rác 3R, phân loại rác từ nguồn.
Người Nhật bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại và thu gom rác
Ở Nhật có nhiều biển báo trên đường nhắc nhở về việc phân loại rác và lịch thu gom rác. Ở các hộ gia đình, doanh nghiệp có 3 thùng rác để tiện cho việc thu gom rác, phân loại rác.
Cứ hai lần một tuần đối với rác có thể đốt được, một lần một tuần với các vật liệu có thể tái chế như báo, bìa giấy cứng, ở Nhật Bản không có tình trạng lượng rác thải tồn đọng bốc mùi hôi thối.
Không phân loại rác và gom rác đúng quy định có thể bị phạt tù ở Nhật.
Việc tái chế rác thải ở Nhật Bản đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tối đa tài nguyên. Có đến 86% lượng rác thải nhựa của Nhật Bản đã và đang được tái chế và tái sử dụng.
Nhưng việc đốt rác tái chế này lại tạo ra Carbon Dioxide, khí thải làm biến đổi khí hậu. Đây cũng là một vấn đề môi trường ở Nhật Bản buộc Chính phủ phải tiếp tục đưa ra chính sách giải quyết và xử lý.
Nhật Bản ngày càng nóng lên do biến đổi khí hậu
Việc bảo vệ môi trường ở Nhật Bản vẫn còn một số tồn đọng nhưng cách bảo vệ môi trường của người Nhật và những bài học giúp hạn chế ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản đã thu được kết quả khả quan. Đây chính là kinh nghiệm mà các quốc gia trên thế giới nên học hỏi và áp dụng. Bạn thấy đấy, môi trường đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Cùng tham gia bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ hằng ngày ngay hôm nay nhé
GVS hỗ trợ làm visa Nhật Bản với mục địch du học, du lịch, thăm thân,…nhanh chóng và tỷ lêh thành công cao. Ngoài ra còn có nhiều chương trình xuất khẩu lao động Nhật hấp dẫn.
2 comments. Leave new
Ô nhiễm môi trường quả là đáng sợ. Ở Việt mình cũng có nhiều vụ khá khiếp
Hiện nay các quốc gia đều đang cố gắng hết sức để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ạ