Đến với Pháp, bất kì ai cũng đều bị mê hoặc bởi khung cảnh thiên nhiên thật “tình”. Nhưng hơn cả cái “tình” ấy, văn hóa người Pháp mới khiến người ta phải trầm trồ và muốn khám phá tất cả. Hãy cùng GVS Viêt Nam khám phá xem có điều gì thú vị trong văn hóa con người Pháp nhé!
Đặc trưng văn hoá người Pháp
Pháp vẫn là đất nước lãng mạn bậc nhất khiến nhiều du khách trên thế giới phải say đắm. Thế nhưng văn hóa người Pháp mới thực sự là thứ khiến du khách “yêu” hơn cả ở đất nước xinh đẹp này.
Trong cuộc sống đời thường, văn hóa giao tiếp của người Pháp luôn được đánh giá là lịch sự, trang trọng, “chau chuốt” về cả văn hóa ăn mặc, trang trí và đi đứng, giao tiếp, từ trong sân vườn, cổng ngõ cho tới ngoài đường. Văn hóa làm việc của người Pháp đặc trưng được thể hiện ở sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như tôn trọng tự do cá nhân của người khác. Họ cũng luôn tôn trọng giờ giấc và những cuộc hẹn hay những buổi làm việc, hội họp. Điều này được xem như một trong những “nguyên tắc sống” của người Pháp. Đặc biệt, người Pháp luôn tự hào về những gì họ có, nhất là văn hóa hay những nghề thủ công mà tổ tiên họ truyền lại. Từ đó, họ luôn có ý thức lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa ấy.
Nếu bạn đang có dự định làm visa Pháp và đến thăm đất nước này thì hãy cố gắng tìm hiểu một chút về văn hóa nước Pháp trước nhé
Khám phá những nét độc đáo trong văn hóa người Pháp
Sau đây hãy cùng với GVS khám phá một vài nét đặc trưng trong văn hóa của người Pháp nhé
Văn hóa người Pháp trong gia đình
Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình, đây cũng là nét văn hóa đặc trưng trong tính cách người Pháp. Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như nấu ăn, rửa bát, giặt đồ…
Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có quyền có không gian riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái không được phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi vào phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái.
Văn hóa của người Pháp trong gia đình
Văn hóa nước Pháp khi tham gia giao thông
99% phương tiện giao thông cá nhân ở Pháp là ôtô.
Mọi người tham gia giao thông như xếp hàng, nghĩa là cứ bám nhau mà đi, và chỉ được phép vượt khi đủ 2 điều kiện là tín hiệu vạch sơn trên đường cho phép lấn làn và không có xe lưu thông theo chiều ngược lại.
Ô tô là phương tiện chủ yếu của người Pháp
Không có quy định bắt buộc nhưng mọi người hầu như không bao giờ bấm còi. Còi xe chỉ để dành cho 2 trường hợp là khi xe tham gia trong đoàn đám cưới (ở hoàn cảnh này, bạn được bấm còi inh ỏi, thoải mái) hoặc trường hợp thứ 2 là khi cần nhắc nhở người khác thì bấm còi ngắn và nhẹ. Các trường hợp cần nhắc nhở là có người cùng tham gia giao thông đi cướp đường, đi tốc độ vượt quá quy định, rẽ trái hoặc phải vội vàng… có nguy cơ va chạm.
Nếu bạn nghe thấy tiếng còi xe nhẹ và ngắn, bạn có thể là người vừa có hành động lái xe gây nguy cơ tai nạn đấy, bạn chỉ cần giơ bàn tay lên, cười hoặc gật đầu (nhận lỗi) là OK.
Còi xe không phải là phương tiện để xin đường, sự thực nó đã trở thành phương tiện giao tiếp của lái xe. Bạn muốn xin đường thì dùng đèn và muốn nhường đường thì hãy dùng tay ra dấu hiệu xin mời.
Ở Pháp, lái xe ít nhìn nhau để nhường đường, họ cứ việc chủ động đi đúng luật. Nếu bạn đi sai luật, chẳng hạn bạn đi ra từ đường rẽ của ngã ba có biển stop mà bạn sơ ý không dừng lại, thì các xe đi theo hướng ưu tiên vẫn không bận tâm, họ sẽ bấm còi nhẹ hoặc hơi to, họ có thể tạm thời thoát khỏi chân ga nhưng không phanh và không có ý định dừng xe. Nếu có va chạm xảy ra, bạn là người chịu trách nhiệm.
Nghe có vẻ không ổn, nhưng thực tế bạn sẽ rất an tâm giữ tốc độ và lái xe đi thẳng dù trên đường bạn có gặp bao nhiêu ngã 3 chăng nữa. Mọi lái xe chỉ sang đường hoặc nhập vào làn của bạn khi họ chắc chắn an toàn và chịu trách nhiệm về hành động của họ.
Văn hóa người Pháp tại nơi công cộng
Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp được thể hiện khi đi thang bộ, phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn. Đàn ông đi sau và xuống trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ em, người già, phụ nữ và người khuyết tật đi trước. Kèm với đó người đứng gần cửa thang máy sẽ hỏi những người còn lại xem họ muốn đến tầng nào. Pháp cũng như các đất nước văn minh khác, các công trình hay phương tiện công cộng đều rất chú ý đến người khuyết tật.
Văn hóa người Pháp tại những nơi công cộng
Trên đường phố phải đi đều bước theo nhịp của dòng người qua lại. Khi đi trên vỉa hè, người ta sẽ vượt người đằng trước bằng cách nhẹ nhàng lách qua bên trái, đồng thời xoay ngang người để hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh, đây là nét văn hóa tế nhị đặc trưng thường thấy của người Pháp. Người đàn đàn ông luôn là người đi gần nhất với lề đường để bảo vệ cho những người già, phụ nữ và trẻ em. Sự lôi thôi khi đi ra ngoài đường như mặc đồ ngủ hay đi dép trong nhà bị coi là hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi người.
Trong rạp chiếu phim hay rạp hát, sự đúng giờ là điều lưu ý trước tiên. Người Pháp không thích sự bàn tán trong khi đang thưởng thức các ca khúc hay các vở kịch, bởi sẽ ảnh hưởng tới người khác. Người ta vỗ tay tán thưởng khi kết thúc phần biểu diễn. Và thường thì trong các cuộc hội họp hoặc hoạt động tập thể, 2 nam giới sẽ ngồi ở 2 đầu của hàng ghế.
Xếp hàng cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Pháp, mọi lúc mọi nơi người Pháp đều rất tôn trọng trật tự khi xếp hàng. Khi mua vé, khi vào cửa , nhất là những khu có đông khách du lịch thì thời gian xếp hàng là khá lâu, họ thường có biển thông báo thời gian còn lại mà chúng ta phải đợi. Thông thường có hai hình thức là đứng xếp hàng hoặc là rút số thứ tự từ máy tự động.
Văn hóa Pháp trong sinh hoạt hằng ngày
Bisous – Nụ hôn thân mật của người Pháp
Có một loại văn hóa rất dễ thương nổi tiếng thế giới đó là văn hóa yêu của người Pháp mà trong đó nụ hôn má chính là nét đặc trưng thú vị của người Pháp, họ thường ôm và hôn vào má nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cảm ơn mỗi khi nhận được quà. Thường thì những người trong gia đình, bạn bè thân thiết sẽ “Bisous” còn những người chưa thân hoặc đồng nghiệp cơ quan, đối tác thì bắt tay lịch sự. Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn và má cũng khác nhau, thường thì là 1 cái vào má phải, 1 vào má trái, tuy nhiên cũng có nơi họ hôn 3 cái, hoặc 4 cái. Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó thể hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn.
Người Pháp như thế nào trên bàn ăn?
Mọi người ngồi ngay ngắn và những hành động như chống khuỷu tay hay đặt mạnh tay lên bàn là những hành động của kẻ thiếu văn hóa. Khăn ăn được trải dọc trên 2 đầu gối. Ăn uống từ tốn và sau vài ba miếng, người Pháp lại lấy khăn lau miệng bằng 2 tay.. Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung của bàn ăn. Người ta thường gợi chuyện bằng những câu chuyện thường ngày, không mang sắc thái riêng tư. Không xoay đĩa thức ăn về phía mình hay múc đến thìa cuối cùng. Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa ly. Cuối bữa, nếu là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là khách mời họ sẽ tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn. Dao và dĩa để mũi nhọn quay xuống dưới, thể hiện rằng mình đã dùng xong. Người Pháp dành nhiều thời gian trò chuyện trên bàn ăn. Đôi khi kéo dài đến 4 hay 5 tiếng. Thường khi người Pháp mời bạn đến nhà ăn bạn có thể đến cùng với 1 chai rượu vang cùng hoa, hoặc 1 món quả nhỏ, và ngược lại khi người pháp mang rượu đến tặng bạn thường thì bạn sẽ sử dụng luôn chai rượu đó. Người Pháp sẽ đánh giá cao việc làm đó của bạn.
Khi hút thuốc
Hiện nay ở Pháp thì thuốc lá đã bị cấm ở trong các nhà hàng và quán cà fe. Khi hút người Pháp phải xem trước hết nơi đó có được hút thuốc hay không. Người ta tránh hút thuốc khi ăn uống trừ những bữa ăn thân mật và được sự cho phép của người thân. Họ không dùng xì gà hay tẩu thuốc ở những nơi công cộng vì mùi của nó khá nặng. Trước khi hút, người ta đưa điếu thuốc ra lưng chừng điếu và mời những người xung quanh, châm lửa cho họ. Phụ nữ không châm thuốc cho đàn ông. Khi có người bị dị ứng ngồi cách xa người hút thuốc, họ sẽ lịch sự bỏ điếu thuốc đang hút để tránh gây hại cho những người xung quanh.
Văn hóa trang phục ở Pháp
Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi là điều quan trọng. Khi trẻ bạn có thể mặc bất cứ loại quần áo nào. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tính chất của những sự kiện và người ta được mời. Thường thì càng trang trọng, người ta lại diện những bộ trang phục chính thống. Một số sự kiện đi kèm theo cả chỉ dẫn “ cavat đen, váy dài” để thể hiện sự trang trọng của buổi tiệc hay buổi lễ đó. Với nam giới thì đồ càng đậm càng thể hiện sự trang trọng. Với nữ giới, sự tinh tế thể hiện ở những phụ kiện đi kèm như vòng tay, khuyên tai hay túi xách. Trong đám tang người ta tránh những bộ đồ nổi bật, còn trong đám cưới, người ta tránh mặc đồ đen vì là màu của đám tang, và màu trắng vì nó dành cho cô dâu. Khi đi xin việc hay thi tuyển thì những gam màu trung tính được hầu hết mọi người sử dụng. Mặc đồ sang trọng hơn người tuyển dụng hay trang điểm quá đậm là những lỗi sơ đẳng mà người Pháp luôn tránh.
Khi giao tiếp bằng điện thoại
Thường thì người ta không để chuông reo quá 8 lần, không gọi lại ngay khi vừa cúp máy. Tránh gọi trước 9h và sau 21h30. Trường hợp khẩn cấp người ta mới gọi đột xuất. Người Pháp luôn từ tốn, nhã nhặn ngay cả khi bị làm phiền, bởi khi nghe điện, tất cả con người ta được thể hiện qua lời nói. Người nào gọi trước nên dập máy trước, đó là thông lệ. Người Pháp có thói quen sử dụng hộp thư thoại, khi để lại tin nhắn thoại lưu ý nói ngắn gọn và lịch thiệp.
Nhận và tặng quà
Nhận và tặng quà cũng có những nguyên tắc chung. Người ta thường tặng những món quà đáp ứng mong đợi của người nhận. Ở Pháp, quà tặng sẽ được mở ngay khi nhận từ người tặng. Mỉm cười, cảm ơn, hôn Bisou ngay cả khi bạn không thích món quà đó là phép lịch sự tối thiểu. Tuy vậy với những trường hợp thân thiết hay với người yêu, bạn có thể thể hiện sự chưa hài lòng một cách nhẹ nhàng để đối phương hiểu và không mắc phải những sai lầm tương tự.
Lời cảm ơn và xin lỗi
Người phương Đông thường ngại nói lời cảm ơn cũng như lỗi sai về mình. Người Pháp luôn nói lời cảm ơn một cách rõ ràng và chân thành. Nó đi liền với từ “không” khi từ chối để giảm đi sự hụt hẫng cho người kia. Người lớn luôn dạy con cái cách nói lời cảm ơn để chúng hiểu ý nghĩa và rèn thói quen dùng nó. Nhiều khi cảm ơn từ những việc rất nhỏ như về đã tiếp họ trong cuộc gọi điện thoại hay ai đó dành thời gian tiếp chuyện mình cũng là một cách để cuộc sống trở nên thân thiện và gần gũi hơn. Còn lời xin lỗi thường được nói ngay sau khi sự việc xảy ra, để thể hiện họ thực sự tiếc về việc mình làm và mong muốn được tha thứ. Tuy nhiên với những lỗi lớn, họ dành thời gian suy nghĩ và thuyết phục phù hợp thay vì lao ngay vào biện minh.
Lễ hội và sự kiện văn hóa Pháp
Nhắc đến văn hóa nước Pháp, du khách khó lòng có thể bỏ qua sự thu hút của các lễ hội văn hóa tại đây. Các lễ hội và sự kiện văn hóa được tổ chức quanh năm ở quốc gia này. Vì thế du khách nếu đã đến Pháp, hãy thử đắm chìm trong không khí vui tươi, rực rỡ sắc màu của các lễ hội văn hóa nơi đây nhé!
Lễ hội Carnival Nice
Đây được biết đến là một trong những lễ hội văn hóa quan trọng nhất của vùng Côte d’Azur. Lễ hội này thường diễn ra khoảng 15 ngày từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Trong 2 tuần này, du khách sẽ được đắm chìm hết mình trong không gian đường phố náo nhiệt và sôi động vô cùng. Lễ hội Carnival Nice diễn ra theo 3 sự kiện chính gồm: Lễ hội hóa trang Corso, trận chiến muôn hoa và diễu hành ánh sáng. Mỗi năm sự kiện đặc biệt này lại thu hút tới hàng triệu du khách tham gia. Nếu ai đã từng có cơ hội tham gia vào lễ hội văn hóa này chắc chắn đều không khỏi choáng ngợp cũng như bất ngờ trước những nét độc đáo của văn hóa nước Pháp.
Lễ hội Carnival Nice nổi tiếng của Pháp
Lễ hội Chanh
Lễ hội Chanh cũng là một trong những lễ hội lớn của Pháp. Lễ hội này được tổ chức vào khoảng giữa tháng 2 hàng năm, tại Menton – miền Nam nước Anh. Tại đây, những ngôi nhà, con vật,… khổng lồ được tạo nên bằng những trái chanh vô cùng sinh động, và bắt mắt. Lễ hội này có thể coi là một nét đặc trưng không thể thiếu khi nói về văn hóa nước Pháp. Hàng năm, lễ hội Chanh thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch tới tham quan và thưởng thức các kiệt tác độc đáo tạo nên từ chanh.
Lễ hội Rome
Lễ hội Rome được tổ chức lần đầu từ năm 1952 và được tổ chức đều đặn mỗi năm tại Nîmes. Với lịch sử lâu đời, giờ đây lễ hội Rome đã trở thành một lễ hội không thể thiếu trong văn hóa nước Pháp. Nîmes được mệnh danh là thành Rome của Pháp bởi thành phố này có những công trình kiến trúc mang đậm phong cách La Mã. Tại lễ hội, du khách sẽ được hòa mình với những hoạt động thú vị như chơi nhạc, đi cà kheo, múa hát trên phố. Ngoài ra, tại Quảng trường sẽ có những gian hàng bày bán các loại sản phẩm độc đáo để du khách có thể mua làm quà tặng hay vật lưu niệm.
Lễ hội Ánh sáng
Lễ hội Ánh sáng là lễ hội truyền thống lớn nhất tại Pháp. Nếu chỉ một lần được tham gia vào lễ hội này, du khách ắt hẳn sẽ bị choáng ngợp hoàn toàn bởi sự hoành tráng và rực rỡ của nó. Lễ hội Ánh sáng dù chỉ kéo dài khoảng 4 ngày nhưng mỗi năm đều thu hút hàng triệu du khách thập phương đổ về chiêm ngưỡng. Hàng năm, cứ đến dịp tổ chức lễ hội Ánh sáng, các tòa nhà của thành phố Lyon lại được thắp sáng lộng lẫy bằng vô vàn những ánh đèn nhiều màu sắc. Trong thời gian diễn ra lễ hội Ánh sáng, cả thành phố Lyon tựa như xứ sở thần tiên khiến du khách không khỏi bị thu hút.
Lễ hội rượu vang
Nổi tiếng là nơi sở hữu những chai rượu vang ngon nhất thế giới, du khách khi tới Pháp tuyệt đối chẳng thể bỏ lỡ lễ hội Rượu vang. Lễ hội rượu vang được tổ chức 2 năm một lần tại thành phố Bordeaux, thủ phủ của vùng Aquitaine phía Tây Nam nước Pháp. Khi tham gia vào lễ hội Rượu vang, du khách không chỉ được thưởng thức hương vị của những loại rượu số 1 tại Pháp mà còn có cơ hội trải nghiệm không gian mang đậm văn hóa nước Pháp. Ngoài ra, tại buổi tối của sự kiện này, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng những màn bắn pháo hóa đã mắt – một hoạt động quen thuộc nằm trong khuôn khổ của lễ hội này.
Một số lưu ý về văn hóa nước Pháp
Pháp quả thực là một nước có quá nhiều điều tuyệt vời khiến bạn muốn tới và trải nghiệm, đặc biệt là văn hóa nước Pháp. Hãy chọn ngay cho mình một tour du lịch Pháp thật lý tưởng và đừng quên ghi nhớ một số lưu của cẩm nang du lịch Pháp để chuyến đi của bạn thêm trọn vẹn nhé!
Bỏ túi một số câu giao tiếp đơn giản bằng tiếng Pháp
Người Pháp vẫn có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh tuy nhiên nếu có thể bạn vẫn nên bỏ túi một vài các câu giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp để có thể tiện trao đổi với người bản xứ. Biết một chút tiếng Pháp vừa giúp chuyến đi của bạn trở nên linh hoạt mà vừa giúp bạn trải nghiệm văn hóa nước Pháp một cách trọn vẹn nhất.
Đừng quá lo lắng khi thẻ tín dụng dừng hoạt động
Chắc chắn bạn sẽ rất hoang mang khi đang đi du lịch tại một đất nước xa lạ thì thẻ tín dụng của bạn bất ngờ không sử dụng được. Tuy nhiên, thực tế tại Pháp vẫn thường xuyên xảy ra trường hợp máy tính tiền không nhận thẻ thanh toán nước ngoài. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể bình tĩnh nói với nhân viên ở đó và xin ra ngoài rút tiền mặt, họ sẽ thông cảm và trả lại thẻ cho bạn.
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp cao điểm, có quá nhiều du khách đến du lịch Pháp, thẻ tín dụng của bạn bị đẩy ra khỏi ATM là chuyện hết sức bình thường. Lúc nãy, hãy nhanh chóng đến ngân hàng và nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn rút tiền ngay tại quầy một cách nhanh chóng.
Tìm hiểu trước về việc sử dụng wifi ở Pháp
Tất cả các nhà hàng, khách sạn đều có wifi để cho bạn sử dụng vào các việc cần thiết như lướt web, tìm kiếm thông tin nhanh chóng bằng smartphone. Tuy nhiên, có một số trường hợp khi cung cấp mật khẩu wifi, bạn cần bật chế độ sử dụng quốc tế mới có thể sử dụng được. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu trước về cách sử dụng wifi công cộng ở đây để tránh mất một khoản phí không đáng có về việc này khi du lịch Pháp.
Không nên xếp hàng mua vé lên tháp Eiffel
Không nên xếp hàng khi mua vé thăm quan địa điểm nổi tiếng nhất nước Pháp tháp Eiffel
Tháp Eiffel là một biểu tượng nổi tiếng của Pháp nên chắc chắn bất kì du khách nào khi tới trải nghiệm văn hóa nước Pháp cũng muốn một lần được tới chiêm ngưỡng nó. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Pháp, bạn không nên xếp hàng mua vé lên tháp Eiffel. Bởi lẽ, lượng khách du lịch tới đây mỗi ngày rất đông. Dù bạn có xếp hàng trước ở đây từ rất sớm cũng khó lòng có thể mua được vé để ngắm trọn tòa tháp lung linh này. Tuy nhiên, thay vì mất thời gian xếp hàng mua vé, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một ví trí phù hợp ở xa, bạn vẫn có thể ngắm hết vẻ đẹp của tháp Eiffel mà còn có thể những bức ảnh check in “bất hủ” cùng tòa tháp này. Cầu Bir-Hakeim, Palais de Chaillot,… đều là những vị trí lý tưởng để bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh tháp Eiffel.
Trên đây là trọn bộ kinh nghiệm khám phá văn hóa người Pháp dành cho các du khách đang muốn trải nghiệm những điều tuyệt vời tại đất nước xinh đẹp này. Đừng quên theo dõi tin tức Pháp để cập nhập những điểm đến du lịch hấp dẫn nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi