Liệu bạn có biết gi về lá cờ nước Rumani không? Ý nghĩa ẩn chứa sau hình ảnh lá cờ Romania này là gì? Sau đây visa GVS sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi về lá cờ Rumani. Rất nhiều người đều biết đến đất nước Romania hay ở Việt Nam còn được gọi là Rumani, những lại ít ai biết về quốc kỳ Romania được thiết kế như thế nào. Bên trong quá trình hình thành lá cờ Rumani này ẩn chứa một lịch sử hào hùng của người dân Romania và ý nghĩa to lớn đối với đất nước này.
Lá cờ Romania
Lá cờ nước Rumani hiện nay như thế nào?
Ngày nay, lá cờ nước Rumani được thiết kế với 3 màu kẻ dọc là xanh dương, vàng và đỏ theo thứ tự. Tỷ lệ chiều rộng và chiều dài của cờ Romania là 2:3. Các màu của cờ Romania được quy định bởi hiến pháp vào năm 1994 và được bổ sung vào năm 2001.
Cờ Romania hiện nay
Nhưng, vì cờ Romania lúc này vô tình giống với quốc kỳ của nước Chad (Cờ Romania và Chad có nhiều điểm tương đồng) nên quốc gia này đã yêu cầu hội đồng Liên Hợp Quốc xem xét vấn đề này. Tuy nhiên tổng thống Ion Iliescu của Romania khi đó đã tuyên bố rằng sẽ không có sự thay đổi nào đối với quốc kỳ Romania
Lịch sử hình thành lá cờ Rumani
Lá cờ Romania có một lịch sử khá lâu đời, sau đây công ty GVS sẽ tóm tắt qua về lịch sử, quá trình hình thành lên lá cờ Romania
Quốc kỳ Rumani 3 màu xanh làm – vàng – đỏ được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1848 trong cuộc cách mạng của người Wallachia và mang ý nghĩa là “tự do – công lý – tình huynh đệ”. Và lá cờ Romania vào lúc này đã xuất hiên trên tờ báo đầu tiên của Rumani đó là Gazeta de Transilvania ở Paris và quốc kỳ Romania được ca ngợi như một biểu tượng của sự đoàn kết giữa người Moldavians và người Muntenians. Và quốc kỳ Romania lúc này được tô thêm dòng chữ “DPEПTATE ФPЪЦIE” ở giữa lá cờ (tạm dịch: công lý, tình huynh đệ).
Lá cờ Romania thời kỳ đầu
Sau khi thống nhất Wallachia và Moldavia từ năm 1859 đến năm 1866, lá cờ Romania đã có sự thay đổi thành 3 màu theo thứ tự từ trên xuống đỏ – vàng – xanh nằm ngang và dòng chữ trên quốc kỳ Romania là “DPEПTATE ФPЪЦIE” đã được bỏ đi.
Quốc kỳ Romania từ năm 1859 – 1866
Từ năm 1881 – 1947, vương quốc Romania đã được thành lập dưới chế độ quân chủ lập hiến của cua Carlo I và kết thúc vào năm 1947 với việc thoái vị của vua Micheal I, quốc kỳ Romania đã thay đổi màu xanh làm – vàng – đỏ.
Cờ Rumani sử dụng từ năm 1881 – 1947
Năm 1948, khi chế độ quân chủ ở Rumani được thay thế bởi Đảng Cộng sản Romania và vương quốc Romania trở thành Cộng hòa Nhân dân rồi cuối cùng được đặt tên là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Romania vào năm 1965 thì cờ Romania bị thay đổi một lần nữa. Sự thay đổi đó là cho thêm biểu tượng quốc huy Romani vào giữa lá cờ.
Quốc kỳ Romania sử dụng từ 1965 – 1989
Trong cuộc chiến cách mạng tại Romania, các nhà cách mạng đã bỏ quốc huy của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Romania ra và quốc kỳ Romania đã khôi phôi lại thành lá cờ 3 màu xanh – vàng – đỏ truyền thống sau khi thống nhất, giành được quyền độc lập năm 1989.
Một số lá cờ khác còn được sử dụng ở Rumani
Có thể bạn không biết, ngoài quốc kỳ 3 màu Romania ra, ở quốc gia này còn một số lá cờ khác được sử dụng. Sau đây GVS sẽ chia sẻ cho bạn một số lá cờ khác sử dụng ở Romania:
- Quốc kỳ của các lực lượng vũ trang Romania:
Quốc kỳ của các lực lượng vũ trang Romania
- Cờ hải quân của Romania:
Cờ hải quân của Romania
- Lực lượng không quân ở Rumani:
Cờ lực lượng không quân ở Rumani
Một số điều thú vị trên lá cờ Romania
- Vào tháng 5 năm 2013, ở Clinceni đã xuất lá cờ Romania và lá cớ này cũng chính là lá cờ lớn nhất thế giới. Lá cờ này nặng khoảng 5.000 kg và có kích thước là 349,425 m × 226,917 m và diện tích bề mặt lá cờ là 79.290.39 m2.
- Quốc kỳ Romania và quốc kì Chad rất giống nhau.
Cờ Romania và Chad
Phía trên chính là những thông tin về lá cờ nước Rumani mà công ty GVS tìm hiểu được cùng với các thông tin xoay quanh quốc kỳ Romania như quá trình hình thành và một số điều thú vị trên lá cờ Romania. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hay làm visa Rumani tại dịch vụ làm visa uy tín nếu các bạn muốn tới đất nước này chiêm ngưỡng lá cờ lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, công ty GVS còn có các dịch vụ khác như xuất khẩu lao động Rumani, nếu như bạn quan tâm về vấn đề này hãy liên hệ tới công ty GVS.
Xem thêm