Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là một tổ chức liên chính phủ được thành lập tại Hội nghị Baghdad năm 1960. Cùng GVS tìm hiểu OPEC là tổ chức gì, quá trình hoạt động và mục tiêu ra sao qua bài viết dưới đây nhé!
OPEC là tổ chức gì ? Những thông tin chung về OPEC
OPEC là tổ chức gì? Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là một tổ chức liên chính phủ được thành lập tại Hội nghị Baghdad năm 1960. Năm nước thành viên sáng lập của OPEC là Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela. OPEC là một tổ chức liên chính phủ thường trực của 14 quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ, là tổ chức điều phối và thống nhất các chính sách dầu khí của các quốc gia thành viên.
Khối OPEC là gì? Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
OPEC là tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (10-14/9/1960). Các thành viên Qatar (1961), Libya (1962), UAE (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador (1973–1992), Indonesia (1962-2008) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC.
Trong 5 năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Vienna, Áo từ tháng 9/1965 đến nay. Các nước OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng dầu thế giới. OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu.
Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu.
Rất nhiều người làm visa Áo hằng năm chỉ để đến tham dự các cuộc họp OPEC hoặc săn tin từ trung tâm của tổ chức OPEC về những vấn đề ảnh hưởng đến toàn thế giới
Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu của OPEC
Công cụ chính được OPEC sử dụng để điều chỉnh sản lượng dầu bán ra thị trường của các nước thành viên chính là hạn ngạch sản xuất. Đại diện các quốc gia thành viên OPEC họp mỗi năm 2 lần nhằm thiết lập chính sách sản xuất chung trong tương lai dựa trên dự báo toàn cầu về cung và cầu dầu lửa. Mỗi hội nghị OPEC đều đặt ra hạn ngạch sản xuất mới, chia theo tỉ lệ tương ứng cho các quốc gia thành viên.
Hội nghị OPEC có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới
Cam kết của các nước OPEC đối với hạn ngạch sản xuất không phải lúc nào cũng nhất quán, một số nước thành viên, đặc biệt là những nước có sản lượng nhỏ, thường xuyên vượt quá hạn ngạch được phép của mình.
Các thành viên có sản lượng lớn, đặc biệt là Ả Rập Xê Út, thường phải cắt giảm sản lượng của mình để bù cho việc sản xuất quá hạn ngạch của các thành viên khác. Việc giá dầu sụt giảm giữa những năm 1980 và cuối những năm 1990 một phần là do các thành viên thiếu cam kết trong việc tuân thủ hệ thống hạn ngạch
Cơ quan của tổ chức OPEC
Các cơ quan của tổ chức gồm:
- Hội nghị là cơ quan cao nhất được triệu tập ít nhất 2 lần/năm. Hội nghị có thẩm quyền xác định chính sách của tổ chức, bổ nhiệm các giám đốc với nhiệm kì 2 năm, bầu chủ tịch hội đồng giám đốc với nhiệm kỳ 1 năm. Hội đồng thông qua các quyết định trên cơ sở nguyên tắc nhất trí,
- Hội đồng giám đốc là cơ quan quản lý của tổ chức;
- Ban thư ký (đứng đầu là tổng thư ký) là cơ quan chấp hành. Trong ban thư ký có uỷ ban kinh tế phân tích tình hình thị trường dầu mỏ và chuẩn bị các khuyến nghị về chính sách của các nước khai thác dầu mỏ.
- Trụ sở của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đặt tại Vienna (Áo).
Mục tiêu tổ chức OPEC là gì?
Mục tiêu chính thức của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên để duy trì sự phối hợp hoạt động của OPEC. Tuy nhiên, nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cuộc khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì giá cao trong thời gian dài.
Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách chung về dầu nhằm để giữ giá
Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách chung về dầu nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể điều tiết tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.
Các hoạt động chính trong lĩnh vực dầu mỏ của OPEC
- 14 tháng 9 năm 1960: thành lập tổ chức theo đề xuất của Venezuela tại Bátđa.
- 1965: Dời trụ sở về Vienna. Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá.
- 1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận.
- 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn.
- 1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD một thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới.
- 1974 đến 1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần để chống lại việc USD bị lạm phát.
- 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD một thùng được nâng lên 24 USD. Libya, Algeria và Irắc thậm chí đòi đến 30 USD cho một thùng.
- 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybi đòi 41 USD, Ả Rập Saudi 32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD cho một thùng dầu.
Luôn có sự không đồng nhất giữa các thành viên trong tổ chức về mức giá và sản lượng
- 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979 đến 1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống còn 40%.
- 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày.
- 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD một thùng. Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày.
- 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu.
- 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD một thùng. Nhờ vào chiến tranh vùng Vịnh giá dầu đạt ở mức cao.
- 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD một thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.
2000 là một năm đầy biến động đối với thị trường dầu thế giới
- 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã nhất trí “tạm ngưng” không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.
Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số thông tin về OPEC là tổ chức gì? Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp GVS để được giải đáp.