Nhắc đến các nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, nếu không kể đến tên vị nữ bác học Marie Curie thì quả là một thiếu sót. Bà là người đầu tiên đoạt 2 giải thưởng Nobel thuộc 2 lĩnh vực khác nhau. Cuộc đời của Marie Curie là một quá trình nghiên cứu và cống hiến hết mình cho khoa học. Cùng visa GVS tìm hiểu chi tiết qua bìa viết dưới đây
Tiểu sử và cuộc đời của Marie Curie
Marie Curie là ai? Bà là một nhà vật lý, nhà hóa học quốc tịch Pháp gốc Ba Lan. Bà là người tiên phong trong công cuộc nghiên cứu về tính phóng xạ của các nguyên tố và là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất từng giành 2 giải Nobel cho 2 lĩnh vực hóa học và vật lý. Cuộc đời của Marie Curie gắn liền với niềm đam mê cháy bỏng và khát khao cống hiến cho khoa học.
Marie Curie là ai? Nữ bác học thiên tài
Tiểu sử Marie Curie thời niên thiếu
Marie Curie có tên khai sinh là Maria Salomea Skłodowska. Bà sinh ngày 07/11/1867 tại Warsaw, Ba Lan và là con út trong một gia đình gồm 5 anh chị em. Gia đình bà là một gia đình nhà nòi về nghiên cứu học thuật khi cả cha và mẹ của bà đều là giáo viên. Tuy nhiên, bà đã phải trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn.
Cha bị đuổi việc, mẹ và chị cả sớm qua đời vì bệnh tật, Marie là một cô gái đam mê học thuật phải cố gắng đi làm thêm suốt nhiều năm ròng để tích lũy cho ước mơ đi học của mình. Thậm chí, khi đỗ thủ khoa, Marie còn phải đi dạy gia sư để kiếm tiền học. Nhưng rồi lại phải bỏ dở tất cả để chị thứ ba của mình hoàn thành ước mơ đi học Đại học Y.
Đến Paris, lập gia đình
Tạm gác lại ước mơ, cô gái trẻ Marie tiếp tục kiếm tiền và cuối cùng cũng đạt được ước mơ đặt chân đến đại học Sorbonne ở Paris, Pháp.
Ở Paris, Marie đã gặp Pierre Curie – một nhà khoa học thiên tài có cùng chí hướng và đam mê. Hai người thành đôi và trở thành một cặp vợ chồng có tiếng tăm và giỏi giang nhất giới khoa học thời bấy giờ. Họ có với nhau hai người con gái là Irene Curie và Eve Curie. Hai cô con gái của gia đình Curie sau này cũng kế thừa sự nghiệp khoa học của cha mẹ và cũng đạt được những thành công nhất định.
Ảnh chụp nhà bác học Marie Curie và hai người con gái của mình
Cuộc đời của Marie Curie dành trọn cho khoa học
Như đã nói ở trên, Marie Curie là nhà khoa học đặt nền móng cho thuật ngữ phóng xạ. Sau khi tiến sĩ Henri Becquerel phát hiện ra uranium có tính phóng xạ, Marie curie và chồng đã cùng nhau nghiên cứu các vật chất phóng xạ và đã tìm ra chất uraninit.
Tiếp tục nghiên cứu, họ đã tinh chế được vài tấn uraninit rồi tiếp tục tìm ra thêm 2 nguyên tố phóng xạ mới có tính phóng xạ mạnh hơn cả urani là polonium và radi. Tuy nhiên, nghiên cứu về chất radi ban đầu của nhà Curie vướng phải nhiều nghi ngờ của giới khoa học nên không được công nhận. Và họ đã phải mất tới 4 năm ròng để chứng minh được điều này. Chính điều đó đã giúp cho Marie Curie cùng chồng và người cộng sự Henri Becquerel giành giải Nobel Vật lý cho những nghiên cứu về phóng xạ năm 1903.
Năm 1911, Marie Curie tiếp tục được trao giải Nobel hóa học cho việc tìm ra hai nguyên tố mới. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là người phụ nữ duy nhất cho tới nay từng giành 2 giải thưởng Nobel cho 2 lĩnh vực riêng biệt. Trang tin tức BBC của Mỹ thậm chí còn từng đánh giá Marie Curie là “người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trong lịch sử”.
Sau Thế chiến thứ nhất, Marie Curie đã bán giải Nobel của mình để hỗ trợ cho chiến tranh. Trong thời điểm này, bà đã nghiên cứu và mua nhiều thiết bị X-quang để hỗ trợ điều trị cho các thương binh tại các bệnh viên dã chiến. Cho đến năm 1921, Marie Curie đến Hoa Kỳ để nghiên cứu về radium. Tại đây, bà phải tiếp xúc với các chất phóng xạ mà không hề có quần áo hay vật dụng bảo hộ. Marie Curie bị nhiễm độc phóng xạ và qua đời vào năm 1934 do chứng thiếu máu không tái tạo.
Cuốn sổ ghi chép của Marie Curie cho tới nay vẫn còn chưa phân rã hết phóng xạ
Sự ra đi của Marie Curie là nỗi tiếc nuối lớn lao của đất nước Ba Lan. Cho đến tận ngày nay, rất nhiều người làm visa Ba Lan để ghé thăm quê hương của vị nữ bác học tài giỏi này.
Xem thêm: Xuất khẩu lao động Ba Lan hiện nay
Một số điều không phải ai cũng biết về cuộc đời của Marie Curie
Marie Curie và những câu nói tạo động lực
“Cuộc sống không dễ dàng với bất cứ ai. Chúng ta phải có lòng kiên trì và hơn hết là sự tự tin vào chính mình. Chúng ta phải tin rằng mình có năng khiếu về một điều gì đó và cần phải đạt được nó.”
“Tôi tin rằng không có mối liên hệ nào giữa công việc khoa học của tôi và sự thật về cuộc sống riêng tư của tôi.”
“Cuộc sống tốt nhất không phải là cuộc sống lâu nhất, mà là người giàu nhất trong những việc tốt.”
Sự tôn vinh của đất nước Ba Lan dành cho Marie Curie
Trong thập niên 1990, Marie Curie được in hình trên tờ giấy bạc 20 zloty của Ba Lan. Ngoài ra, hình ảnh bà còn được in trên tờ 500 franc của Pháp và nhiều tem thư khác.
Hình ảnh Marie Curie trên tờ tiền 20 zloty của Ba Lan
Về sau, khi nguyên tố phóng xạ số 96 được tìm ra, người ta đã đặt tên cho nó là Curium (ký hiệu là Cm) để tôn vinh Marie Curie và Pierre Curie.
Gia đình Marie Curie là gia đình thiên tài với “gen” đoạt giải Nobel
Ở trên, GVS đã đề cập đến việc con gái của Marie Curie cũng kế thừa cuộc đời khoa học của bà. Irene Curie (sau là Irene Joliot theo họ chồng) đã được trao giải Nobel cho cống hiến về nghiên cứu hạt nhân nguyên tử.
Con gái thứ hai của Marie Curie là Eve Curie (về sau đổi tên thành Eve Labouisse) đã trở thành một nhà báo. Chồng của Eve là giám đốc của UNICEF và đã từng thay mặt tổ chức này nhận giải Nobel hòa bình cho những nỗ lực về thúc đẩy tương trợ giữa các quốc gia.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về cuộc đời của Marie Curie – nhà bác học, nhà vật lý, nhà hóa học tài năng của đất nước Ba Lan. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn không chỉ những kiến thức quan trọng mà còn có những trải nghiệm tuyệt vời.