Chắc hẳn chúng ta đều đã được đọc về Ma-gien-lăng và chuyến đi hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất từ thời tiểu học. Vậy nhà thám hiểm Ma-gien-lăng là người nước nào? Cùng GVS Việt Nam tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Ma-gien-lăng là người nước nào? Tiểu sử về Ma-gien-lăng
Ma-gien-lăng là người nước nào?
Ma-gien-lăng là người nước nào? Ferdinand Magellan (đọc là Phơ-đi-nan Ma-gien-lăng) có tên gốc là Fernão de Magalhães. Ông là nhà thám hiểm, nhà hàng hải nổi tiếng đã tìm ra và đặt tên cho biển Thái Bình Dương. Ma-gien-lăng là người gốc Bồ Đào Nha. Ông sinh ra và lớn lên ở nước Bồ nhưng sau này đã từ bỏ quốc tịch gốc để nhập tịch Tây Ban Nha, phục vụ các chuyến khai phá hàng hải của hoàng gia Tây Ban Nha.
Ma-gien-lăng là người nước nào? – Người gốc Bồ Đào Nha
Sau đây, GVS xin gửi tới các bạn một vài thông tin về thời niên thiếu của nhà thám hiểm này. Ma-gien-lăng sinh vào năm 1480 tại vùng quê Sabrosa thuộc miền bắc Bồ Đào Nha. Sau khi cha mẹ qua đời, Ma-gien-lăng trở thành người giúp việc cho Hoàng hậu Leonor của hoàng gia Bồ Đào Nha theo truyền thống của gia đình.
Vậy là bạn đã biết được Magellan là người nước nào rồi nhé.
Những chuyến đi của Ma-gien-lăng
Ma-gien-lăng bắt đầu sự nghiệp hàng hải của mình vào năm 1505, khi ông 25 tuổi. Bấy giờ, người thanh niên Ma-gien-lăng lần đầu tiên gia nhập vào hạm đội 22 tàu thuộc Bồ Đào Nha. Trong nhiều năm sau đó, sử sách không có ghi chép cụ thể song người ta cho rằng ông đã trải qua nhiều năm ở đất Ấn Độ và đã tham dự một vài trận đánh.
Năm 1509, Ma-gien-lăng lấy tư cách Sứ thần đầu tiên của Bồ Đào Nha đến Malacca. Chuyến đi sau đó bị sập bẫy mai phục và khiến đoàn quân phải rút lui. Nhờ sự lanh trí của mình, Ma-gien-lăng đã cảnh báo đồng đội trước về mối nguy cơ và dũng cảm ứng cứu thủy thủ Francisco Serrão – em họ của ông. Hành động của ông được cho là có tính then chốt, giúp cho toàn hạm đội không bị tiêu diệt hoàn toàn. Sau chuyến đi này, Ma-gien-lăng đã gây được sự chú ý và được thăng chức.
Năm 1511, Ma-gien-lăng tham gia vào cuộc chinh phục bán đảo Malacca. Trận chiến này đã giúp ông tiếp tục được thăng cấp và nhận thêm một số tiền thưởng lớn. Ông ở lại Malaysia trong hơn 1 năm và được làm lễ rửa tôi bởi một thổ dân ở đây. Ma-gien-lăng trở lại Bồ Đào Nha vào năm 1512.
Năm 1512, người em họ Serrão của Ma-gien-lăng bắt đầu chuyến thám hiểm đi tìm quần đảo Spice rồi ở lại luôn vùng đất đó. Tại đây, Serrão đã viết nhiều thư cho Magellan và kể về các vùng đất xa xôi với các loại hương liệu và gia vị quý hiếm. Chính từ đây, Ma-gien-lăng dần nhen nhóm ý định và quyết tâm đi thám hiểm các vùng đất mới.
Trước khi bắt đầu chuyến thám hiểm Thái Bình Dương và eo biển mới, Magellan đã bén duyên với nghề hàng hải được nhiều năm
Hành trình vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng
Hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất
Ngày 20/9/1519, chuyến hải trình gồm 5 tàu thủy dưới sự lãnh đạo của Ma-gien-lăng bắt đầu khởi hành từ cảng San Lucar de Barrameda. Chuyến đi này được chỉ đạo bởi vua Carlos I Tây Ban Nha. Ma-gien-lăng được trao sứ mệnh tìm ra eo biển nối Đại Tây Dương với “biển Nam” (Ấn Độ Dương) và tìm ra con đường đi thẳng đến quần đảo Moluccas nơi trồng nhiều loại hương liệu và gia vị quý báu.
Ngày 20/10/1520, cuối cùng Ma-gien-lăng cũng tìm ra eo biển hằng mong đợi. Eo biển này nằm ở gần mũi Nam Mỹ, phân tách quần đảo Tierra del Fuego với phần lục địa còn lại. Ma-gien-lăng đặt tên cho nó là “Eo biển của các vị thánh”. Về sau, người ta gọi nó là Eo biển Magellan để ghi nhớ thành quả của nhà thám hiểm đã khám phá ra nó.
Eo biển Magellan
Qua eo biển ở mũi Nam Mỹ, hạm đội của Ma-gien-lăng bị đắm mất 1 tàu. Đoàn tàu tiếp tục tiên vào một vùng biển rộng mênh mông và yên lặng. Ma-gien-lăng đặt tên cho vùng biển này là Thái Bình Dương (Pacific Ocean, lấy từ chữ “pacifico” trong tiếng Latin nghĩa là yên bình). Tại đây, bi kịch của đoàn tàu bắt đầu khi cả đại dương bao la không một bến đỗ, nước ngọt và thức ăn dần hết, nhân lực cũng ngày càng kiệt sức. May thay, đoàn tàu tìm được đảo Matan và được tiếp tế thêm thức ăn và nước uống. Vậy mà trong cái may lại có cái rủi, Ma-gien-lăng bỏ mình trong một trận chiến với người dân đảo này và vĩnh viễn chẳng thể nhìn thấy kết quả của chuyến hải trình mà ông đặt hết niềm tin.
Ngày 08/09/1922, từ 262 thủy thủ và 5 con tàu lúc ban đầu, chỉ còn 18 thủy thủ trên con tàu cuối cùng trở lại Tây Ban Nha. Chuyến đi vòng quanh trái đất khép lại sau 1083 ngày.
Như vậy, có thể nói, đây là cuộc thám hiểm làm nên tên tuổi của Ma-gien-lăng, cũng là cuộc thám hiểm cuối cùng của ông. Không chỉ tìm ra eo biển Ma-gien-lăng và phát hiện ra Thái Bình Dương, cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng còn góp phần khẳng định quan điểm trái đất hình cầu vốn đang là vấn đề tranh cãi trong thời điểm đó.
Ma-gien-lăng có phải người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?
Chuyến đi hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng
Tuy là người dẫn dắt đoàn tàu đi vòng quanh thế giới song Ma-gien-lăng lại bỏ mạng khi cuộc hành trình mới được một nửa. Như vậy, cái chết của ông đồng nghĩa với việc ông không phải người đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Danh hiệu người đầu tiên thám hiểm vòng quanh trái đất được cho là thuộc về thủy thủ Juan Sebastian Elcano, nhà hàng hải xứ Basque, người đã tiếp tục chỉ huy đoàn tàu sau khi Ma-gien-lăng qua đời.
Vinh danh Ma-gien-lăng
Ngoài eo biển ở Nam Mỹ, tên của Ma-gien-lăng còn được đặt cho một giống chim cánh cụt – chim cánh cụt Magellan. Ông khám phá ra và ghi chép về loài chim này khi đặt chân tới vùng ven biển Argentina và Chile. Không chỉ vậy, ngoài vũ trụ còn có một thiên hà lùn được đặt tên là Các đám mây Magellan được đặt theo tên của nhà thám hiểm này.
Với bài viết trên đây, hy vọng các bạn đã nắm được Ma-gien-lăng là người nước nào cũng như các thông tin về cuộc đời và thành tựu của ông. Nếu bài viết khiến bạn thêm tò mò với đất nước Bồ Đào Nha – cái nôi của những chuyến hành trình hàng hải, vậy hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được hỗ trợ làm visa Bồ Đào Nha trong thời gian sớm nhất nhé.