Toán học vẫn luôn là một trong những môn học “khoai” nhất đối với mọi thế hệ học sinh. Bạn có biết phần lớn các định lí, định luật, mệnh đề toán học ngày nay bắt nguồn từ các nhà toán học Hy Lạp cổ đại? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng GVS điểm mặt gọi tên những cái tên “làm mưa làm gió” trong cuộc đời mỗi học sinh này nhé.
Các nhà toán học Hy Lạp cổ đại có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại
Hy Lạp vốn thu hút hàng triệu người làm visa Hy Lạp mỗi năm bởi nó là cái nôi của văn hóa, nghệ thuật, là đất nước của thần linh. Không chỉ vậy, nơi đây còn quê hương của vô vàn các triết gia và nhà khoa học nổi tiếng. Toán học Hy Lạp bắt đầu phát triển từ rất sớm, khoảng 700 năm TCN.
Các nhà toán học Hy Lạp cổ đại thường sống ở các thành phố ven vùng biển phía đông Địa Trung Hải. Họ đã để lại nhiều thành tựu vĩ đại không thể thay thế cho kho tàng tri thức của nhân loại. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về các thành tựu toán học của Hy Lạp cổ đại: Euclid, Pythagoras, Archimedes và Thales.
Euclid – cha đẻ của hình học
“Cha đẻ của hình học” Euclid (phiên âm tiếng Việt là Ơ-clit) là nhà toán học lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại sống vào giữa thế kỷ 3 TCN. Ông sinh ra ở thành Athens và được vua Ai Cập mời về làm việc ở Alexandria. Về tiểu sử cuộc đời của ông, có rất ít tài liệu tham khảo. Đa số chỉ viết về những thành tựu toán học mà Euclid để lại sau khi qua đời.
Nếu bạn đã học qua cấp Trung học cơ sở, vậy chắc chắn bạn sẽ cực kỳ quen thuộc với tên ông. Bởi lẽ hầu hết các kiến thức hình học được giảng dạy ở cấp THCS Việt Nam được hệ thống dựa trên bộ sách Cơ sở của Euclid – bộ sách có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử các nhà toán học Hy Lạp cổ đại.
Cha đẻ của hình học Euclid và tiên đề Ơ-clit nổi tiếng
Sau đây, mời bạn cùng “ôn lại” kiến thức hình học THCS qua 5 tiên đề Euclid sau đây:
- Qua hai điểm bất kì trên một mặt phẳng, luôn vẽ được một và chỉ một đường thẳng.
- Mọi đường thẳng có thể kéo dài vô hạn.
- Với tâm bất kì và bán kính bất kì trên một mặt phẳng, luôn vẽ được một và chỉ một đường tròn.
- Mọi góc vuông đều bằng nhau.
- Nếu 2 đường thẳng tạo thành với 1 đường thẳng thứ 3 hai góc trong cùng phía có tổng nhỏ hơn 180 độ thì chúng sẽ cắt nhau về phía đó.
Pythagoras và định lí tam giác vuông
Một trong các nhà toán học Hy Lạp cổ đại là Pythagoras (phiên âm tiếng Việt là Py-ta-go) là một học trò xuất sắc của Thales (sẽ thảo luận trong phần sau). Ông sống vào khoảng thế kỷ 5 TCN tại đảo Samos thuộc bờ biển phía tây Hy Lạp. Từ nhỏ, Pythagoras đã nổi tiếng với trí tuệ siêu phàm khiến mọi người kinh ngạc. Ông dành nhiều năm đi đến các vùng đất Ấn Độ, Ai Cập, Babylon để nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học.
Các thế hệ học sinh biết đến ông nhiều nhất qua việc chứng minh thành công định lí tổng ba góc của một tam giác và định lí toán học mang tên ông. Ngoài ra, ít ai biết ông còn được mệnh danh là “cha đẻ của số học”. Bạn có còn nhớ các định lý Pythagoras mình được học không?
- Định lý tổng ba góc của một tam giác: Tổng ba góc của một tam giác luôn bằng 180 độ.
- Định lý Py-ta-go: Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại.
Pitago là nhà khoa học nổi tiếng hy lạp ở lĩnh vực nào?
Không chỉ là một nhà triết học vĩ đại, top các nhà toán học Hy Lạp cổ đại, Pythagoras còn sử hữu cho mình một phong trào tín ngưỡng tên là Học thuyết Pythagoras. Các môn đồ của ông sau này cũng nối bước ông nghiên cứu về toán học, nhiều trong số họ xuất hiện trong các cuốn Cơ sở của Euclid. Pythagoras và môn đồ cho rằng mọi sự vật tồn tại và mọi sự việc diễn ra đều có liên hệ đến toán học và có thể tiên đoán được trước qua các chu kỳ.
Archimedes và phép giải tích, vi tích phân
Archimedes (phiên âm tiếng Việt là Ác-si-mét) là một nhà khoa học thiên tài sống vào thế kỷ thứ 2 TCN tại thành phố Syracuse, Sicilia. Ông nghiên cứu trải rộng trên nhiều lĩnh vực như: toán học, vật lý, kiến trúc, thiên văn. Chi tiết về cuộc đời ông được ghi chép khá ít ỏi, song những ứng dụng thực tiễn được ông để lại cho đời sau lại vô cùng lớn lao.
Nếu là một học sinh tự nhiên, có lẽ bạn sẽ quen thuộc hơn với cái tên Archimedes trong môn Vật lý. Ông là người tìm ra nguyên lý đòn bẩy, ứng dụng của gương cầu lõm, thiết kế ra các loại máy móc thô sơ như máy bơm, ròng rọc,… Ông còn nổi tiếng với phát minh về lực đẩy Ác-si-mét được ứng dụng cho việc đo đạc thể tích của vật, một trong các nhà toán học Hy Lạp cổ đại.
Archimedes – thiên tài toán học, vật lý
Tính thực tiễn của các thành tựu vật lý dường như có phần lấn át so với những thành tựu số học của Archimedes. Bạn có giống GVS từng coi vi phân, tích phân và giải tích là cơn ác mộng của môn đại số? Chính Thales là người đã phát hiện ra chúng.
Các phép này cho đến nay vẫn được ứng dụng chặt chẽ trong các chứng minh diện tích hình tròn, diện tích xung quanh và thể tích hình cầu, diện tích do một đường parabol tạo nên. Bạn biết số pi chứ? Hằng số này cũng do Archimedes tìm ra, đôi khi người ta cũng gọi nó là hằng số Archimedes nữa đấy.
Thales – nhà toán học hàng đầu Hy Lạp cổ đại
Nhắc đến toán học Hy Lạp mà quên kể tên Thales (phiên âm tiếng Việt là Ta-lét) là cả một thiếu sót lớn. Ông sống vào khoảng thế kỷ 5-6 TCN tại thành phố Miletos. Không có quá nhiều thông tin về cuộc đời của ông, người ta tin rằng Thales đã sống rất thọ, tới khoảng 80-90 tuổi.
Thales là thầy dạy của Pythagoras và các nhà toán học Hy Lạp cổ đại cùng thời khác. Tên tuổi của ông gắn với định lý toán học mang tên ông do chính ông phát hiện ra.
- Định lý Ta-lét: Nếu có một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó sẽ định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
- Định lý Ta-lét đảo: Nếu có một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó sẽ định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
- Hệ quả của định lý Ta-lét: Nếu có một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó sẽ định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Thales – nhà toán học Hy Lạp vĩ đại nhất mọi thời đại
Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực toán học, Thales còn là một triết gia đứng đầu trong danh sách bảy nhà hiền triết của Hy Lạp. Trước Thales, người Hy Lạp vốn giải thích thế giói thông qua các câu chuyện thần thoại. Thales chính là người đặt những nền móng sơ khai nhất cho triết học duy vật.
Thales còn khá thành công trong lĩnh vực thiên văn học. Ông phát biểu chính xác về hiện tượng nhật thực và thậm chí còn dự đoán được chúng, tìm ra cách đo chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập dựa vào bóng đổ của chúng, đo được thời gian của 1 năm.
Qua bài viết các nhà toán học Hy Lạp cổ đại, hy vọng các bạn đã có một dịp được ôn lại những kiến thức toán học cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng. Nếu bạn là sĩ tử sắp bước vào kỳ thi đại học sắp tới, GVS chúc bạn bình tĩnh, tự tin, làm hết sức mình bạn nhé.