Một trong những vị vua thiện chiến, vĩ đại và tài giỏi nhất của Hy Lạp cổ đại – vua Alexander Đại đế của xứ Macedonia. Hôm nay, hãy cùng GVS tìm hiểu về tiểu sử và cuộc đời của vị hoàng đế vĩ đại này nhé.
Giới thiệu về vua Alexander Đại đế
Vua Alexander Đại đế hay Alexandros Đại đế là cái tên được biết đến rộng rãi hơn của hoàng đế Alexandros III xứ Macedonia. Mặc dù chỉ thọ 33 tuổi và tại vị trong 13 năm nhưng ông luôn là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của triều đại Argead trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Ông được xem là một trong những tướng quân thành công nhất và một trong những quân sư chiến lược tài ba nhất trong lịch sử nhân loại.
Hình ảnh tượng Alexander Đại đế
Vua Alexander Đại đế sinh ra ở Pella, nay là thành phố Thessaloniki, thủ phủ vùng Macedonia phía Bắc Hy Lạp. Ông là con trai của vua Philippos II của vương triều Argos và bà Olympias công chúa xứ Ipiros. Với xuất thân này, Alexander Đại đế được coi là hậu duệ của người anh hùng Hercules theo dòng giống bên cha và là hậu duệ của chiến binh Achilles (sử thi Iliad) theo dòng giống bên mẹ.
Ngày nay, ở Hy Lạp còn lưu truyền sự tích thần thoại xoay quanh sự ra đời của vua Alexander Đại đế. Chuyện kể rằng khi bà Olympias kết hôn với vua Philippos đã nằm mơ thấy sấm sét giáng vào bụng mình và có một ngọn lửa tự nhân lên thành nhiều đốm lửa khác nhau. Đồng thời, vua Philippos cũng mơ thấy mình niêm phong bụng của Olympias với một con dấu hình mãnh sư. Dấu hiệu đó cho thấy Alexander ngay từ khi chưa ra đời đã mang dấu ấn của thần Zeus hoặc mang sức mạnh của loài sư tử.
Trước năm 16 tuổi, Alexander theo học Aristoteles – nhà triết gia học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại. Sau khi hoàn thành xong sự học, ông mới được vua cha triệu về Pella để học đạo trị quốc. Alexander lên ngôi vào năm 336 TCN, sau khi cha ông qua đời vì bị ám sát.
Những cuộc chinh phạt của vua Alexander Đại đế
Alexander Đại đế được tôn vinh là vị tướng cầm quân vĩ đại bởi hầu như ông chưa để thua một trận nào trong suốt hơn 13 năm chinh chiến. Thậm chí, cho tới khi qua đời, Alexander Đại đế đã từng dẫn quân chinh phạt hầu như toàn bộ thế giới mà người Hy Lạp thời đó biết đến.
Chiến dịch Balkan – mở đầu cho những cuộc chinh phạt
Đầu năm 335 TCN, vua Alexander Đại đế đánh dẹp các cuộc nổi dậy của dân Illyria và Triballi ở Thrace, củng cố sự bình yên của biên giới phía bắc lãnh thổ của mình.
Ông tiếp tục dẫn quân tới lưu vực sông Danube để tiêu diệt quân Getae, kết quả là quân Getae đã phải rút khỏi thị trấn của mình.
Ngay sau đó, vua xứ Illyria và vua xứ Taulanti đã công khai chống lại Macedonia. Nhận được tin này, Alexander lần lượt đánh bại từng nước rồi xác lập quyền kiểm soát tuyệt đối của Macedonia tại biên giới phía bắc.
Vừa mới dẹp loạn ở phía bắc xong thì ông lại nghe tin tộc Thebes và Athena lại nổi dậy. Lập tức, Alexander cho quân đi và nhanh chóng san phẳng Thebes. Không chỉ dừng lại ở đó, Thebes còn phải chịu cảnh thảm khốc hơn nhiều khi Alexander quyết tâm tàn sát bất kỳ ai lăm le phản đối để dương oai. Kể từ đó, chiến dịch Balkan thành công, không một ai dám chống lại vị tướng thiện chiến dũng mãnh này.
Chỉ trong chưa đầy 1 năm, vua Alexander Đại đế thắng lợi trở về Pella và lên kế hoạch chinh phục vùng Tây Nam Á.
Tranh minh họa cho cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế
Alexander Đại đế chinh phục Ba Tư
Tiến quân vào Tiểu Á
Cuối năm 335 TCN, vua Alexander Đại đế cho quân tiến vào Tây Nam Á, bắt đầu chiến dịch công lược mảnh đất rộng lớn này. Trên đường tiến quân vào trung tâm Tiểu Á, Alexander cũng giải phóng một vài thị trấn vốn thuộc về Hy Lạp đang bị Ba Tư chiếm đóng. Người Ba Tư khi thấy quân đội chỉ gồm hơn 100 chiến thuyền của Alexander vẫn còn tin tưởng vào khả năng chiến thắng do áp đảo từ quân số.
Trận chiến sông Granicus
Trận chiến này diễn ra vào mùa hè năm 334 TCN khi Alexander Đại đế dẫn quân đến Tổng trấn của xứ Phrygia. Trận chiến này còn có sự hợp lực tham gia của các quan Tổng trấn Ba Tư gần đó. Người Ba Tư đặt kỵ binh phía trước bộ binh, đặt bộ binh ở bờ sông bên phải. Họ dự kiến quân Alexander sẽ tiến đánh từ vị trí mà ông di chuyển rồi mới tới hai bên sườn.
Vốn dĩ vua Alexander Đại đế được bề tôi khuyến nghị hoãn lại buổi tấn công một ngày, nhưng ông khăng khăn tiến đánh ngay lập tức. Và chính điều ấy đã khiến Ba Tư mất cảnh giác.
Người Ba Tư bắt đầu với kỵ binh và bộ binh nhẹ tấn công vào cánh trái Macedonia. Phản lại, Alexander Đại đế dẫn đầu các chiến hữu kị binh của mình và phá vỡ trung tâm hàng ngũ quân Ba Tư. Nhiều quý tộc Ba Tư đã bị chính Alexander và các cận vệ giết chết.
Cũng chính lúc này, Alexander trúng một cú chém bằng rìu từ Ba Tư, ngựa của ông cũng bị giết. Mặc dù vậy, đội kỵ binh của Macedonia vẫn chọc thủng được hàng ngũ kỵ binh của Ba Tư để rồi đột kích tấn công bộ binh ở phía sau. Kỵ binh Ba Tư, với hầu hết chỉ huy đã bị quân Alexander giết chết, đã rút lui và bỏ lại bộ binh phía sau.
Sau trận chiến, vua Alexander Đại đế đã xử lý hậu sự chiến tranh khá khôn khéo. Chôn người chết (cả người Hy Lạp và Ba Tư), gửi lính đánh thuê về làm việc trong các mỏ. Đồng thời, ông cũng gửi nhiều chiến lợi phẩm về thành Athens.
Alexander Đại đế là một trong những vị tướng tài ba và vĩ đại nhất Hy Lạp cổ đại, hầu như ông chưa từng thua trận nào
Cuộc Đông chinh của Alexander Đại đế
Sau một năm, vị tướng tài ba tiếp tục dẫn quân vào Ai Cập. Trái ngược lại, ông được nhiều người dân hoan nghênh và thậm chí còn xây dựng được một thành phố mang tên mình bên bờ sông Nile – Alexandria.
Vua Alexander Đại đế tiếp tục dẫn quân chiếm Babylon, Susa và thủ đô Persepolis của Ba Tư.
Năm 326 TCN đánh dấu cuộc chiến cuối cùng của vị vua thiện chiến kết thúc. Hơn chục năm rong ruổi trên chiến trường đã đem lại cho ông vô số vẻ vang và cũng nhen nhóm những mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Alexander Đại đế chết như thế nào?
Cái chết của vua Alexander Đại đế có thể nói là vô cùng lãng xẹt nếu so với một đời chinh chiến không ngừng của ông. Sau một đêm ăn mừng chiến thắng, Alexander Đại đế say mèm và lên cơn sốt cao. Ông mất sau 12 ngày mê man. Không có nguyên nhân rõ ràng nào được lịch sử ghi lại.
Nhiều tài liệu phỏng đoán: ông qua đời do một chứng bệnh, có thể là sốt rét, thương hàn hoặc là viêm não virus. Cũng có những người tin rằng Alexander Đại đế mất do sơ ý trúng độc của những kẻ trong hoàng tộc vốn đố kỵ với ông.
Mộ Alexander Đại đế bị chôn vùi mãi cho tới tận 2013 mới được khai quật ra. Ngày nay, nếu bạn làm visa đi Hy Lạp thì có thể tới khu di tích Amphipolis cách thủ đô Athens về phía bắc 370 dặm để tham quan mộ Alexander Đại đế nhé.
Trên đây là bài viết của GVS về cuộc đời của vị vua Alexander Đại đế lẫy lừng trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Cảm ơn các bạn đã theo bài viết.