Tây Tạng được xem là vùng đất bí ẩn với thế giới trong nhiều thế kỷ. Nơi đây bí ẩn đến nỗi, hiện nay mọi người cũng không biết nhiều về vùng đất này. “Tây Tạng có phải là một quốc gia không, nơi đây ở đâu?” chính là những câu hỏi được nhiều du khách thắc mắc nhất khi có dự định đến khám phá mảnh đất kỳ bí Tây Tạng. Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc bài viết dưới đây cùng GVS Việt Nam.
Tây Tạng ở đâu? Tây Tạng có phải là một quốc gia không?
Tây Tạng ở đâu? Tây Tạng có phải là một quốc gia không? Tây Tạng – một vùng tự trị của Trung Quốc là một đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc. Một số bạn lại thắc mắc Tây Tạng có phải là Mông Cổ không thì câu trả lời là không. Như đã nói trên, Tây Tạng thuộc chủ quyền của Trung Quốc, còn Mông Cổ là một quốc gia khác hoàn toàn.
Tây Tạng là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía đông bắc của dãy Himalaya, thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, và Lạc Ba. Hiện nay cũng có một lượng đáng kể người Hán và người Hồi sinh sống ở đây. Tây Tạng là khu vực có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là 4.900 m (16.000 ft).
Tây Tạng ở đâu? – Tây Tạng là một vùng tự trị thuộc Trung Quốc
Đến thế kỷ thứ 7, Tây Tạng trở thành một đế quốc thống nhất, song nhanh chóng phân liệt thành nhiều lãnh thổ. Phần lớn tây bộ và trung bộ Tây Tạng thường thống nhất (ít nhất là trên danh nghĩa) dưới quyền các chính quyền nối tiếp nhau ở Lhasa, Shigatse, hay những nơi lân cận. Các chính quyền này từng có lúc nằm dưới quyền bá chủ của Mông Cổ và Trung Quốc.
Các khu vực Kham và Amdo ở đông bộ thường duy trì cơ cấu chính trị bản địa mang tính phân tán hơn, được chia thành một số tiểu quốc và nhóm bộ lạc chịu sự kiểm soát trực tiếp từ Trung Hoa, hầu hết được hợp nhất vào các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Ranh giới hiện nay của Tây Tạng nhìn chung được thiết lập nên vào thế kỷ 18.
Như vật nếu muốn đi đến vùng đất kỳ bí này thì bạn sẽ phải làm visa Trung Quốc nhé
Đôi nét về khu tự trị Tây Tạng Trung Quốc
Để các bạn có cái nhìn toàn diện về vùng đất đặc biệt này thì GVS Việt Nam xin được cung cấp một số thông tin như sau.
Tây Tạng nằm ở đâu?
Tọa lạc ở biên giới phía tây nam của Trung Quốc, Tây Tạng nằm giữa hai nền văn minh cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ, trên cao nguyên Thanh Hải. Về mặt địa lý nơi này có diện tích 1,2 triệu km2, vùng đất này gồm ba phần: đông, nam, bắc. Phần phía đông là khu vực rừng nguyên sinh, phần phía bắc là đồng cỏ mở và phần phía nam là khu vực dành cho nông nghiệp.
Tây Tạng – vùng đất lạ lùng và huyền bí
Tây Tạng Trung Quốc bao gồm một thành phố và 6 quận. Lhasa là thành phố trung tâm và 6 quận xung quanh là Shigatse, Ngari, Shannan, Chamdo, Nagqu và Nyingchi. Các thành phố này đa số nằm ở khu vực trung tâm và phía nam…
Ngôn ngữ Tây Tạng
Các nhà ngôn ngữ học thường xếp tiếng Tạng là một ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Hán – Tạng, mặc dù ranh giới giữa “tiếng Tạng” với các ngôn ngữ Himalaya khác có thể không rõ ràng.
Theo quan điểm của ngôn ngữ học lịch sử, ngôn ngữ Tây Tạng tương đồng nhất với tiếng Miến Điện trong số các ngôn ngữ lớn tại châu Á. Nhóm hai ngôn ngữ này cùng với các ngôn ngữ khác dường như có liên hệ ở vùng đất Himalaya, cũng như ở vùng cao của Đông Nam Á và các khu vực ranh giới giữa Hán-Tạng, các nhà ngôn ngữ học nói chùng kết luận rằng có sự tồn tại của một họ ngôn ngữ Tạng – Miến.
Gây nhiều tranh cãi hơn là việc nhóm ngôn ngữ Tây Tạng – Miến được cho là một phần của một họ ngôn ngữ lớn hơn là ngữ hệ Hán – Tạng. Qua đó, có thể thấy tiếng Tạng và tiếng Miến là họ hàng xa của tiếng Hán.
Ngôn ngữ Tây Tạng có nhiều phương ngữ địa phương thường không hiểu lẫn nhau. Nó được sử dụng trên khắp cao nguyên Tây Tạng và Bhutan, cũng được nói tại một số nơi ở Nepal và bắc Ấn Độ, như ở Sikkim. Nhìn chung, các phương ngữ ở trung bộ Tây Tạng (bao gồm Lhasa), Kham, Amdo và một số khu vực nhỏ hơn được xem là các phương ngữ ngôn ngữ Tây Tạng.
Các dạng khác, đặc biệt là Dzongkha, Sikkim, Sherpa, và Ladakh, được những người sử dụng chúng xem là các ngôn ngữ riêng biệt, phần lớn là vì lý do chính trị.
Mặc dù khẩu ngữ tiếng Tạng thay đổi tùy theo khu vực, song văn viết tiếng Tạng dựa trên ngôn ngữ Tây Tạng cổ điển thì đồng nhất rộng khắp. Điều này có thể là do ảnh hưởng lâu dài của Thổ Phồn. Tiếng Tạng có chữ viết riêng, chung với tiếng Ladakh và tiếng Dzongkha, có nguồn gốc từ chữ Brāhmī từ Ấn Độ cổ đại.
Khí hậu tại Tây Tạng Trung Quốc
Khí hậu ở đây rất khô suốt 9 tháng trong năm. Có những dãy núi tuyết vĩnh cửu cao 5.000-7.000 m. Các hẻm núi phía tây nhận được một lượng nhỏ tuyết mỗi năm nhưng vẫn có thể dùng được quanh năm. Nhiệt độ thấp là chủ đạo trong khu vực này, trong đó sự hoang vắng lạnh lẽo đến tẻ nhạt bởi không có một loài cây nào ngoài một vài bụi cây rậm và thấp, và gió thổi ngang qua đồng bằng khô cằn mênh mông không hề bị cản trở.
Gió mùa từ Ấn Độ Dương gây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông.
Nền kinh tế tại Tây Tạng Trung Quốc
Kinh tế của Tây Tạng Trung Quốc chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp. Vì hạn chế trong đất trồng trọt, chăn nuôi đã phát triển như ngành nghề chính. Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng, và nó được xúc tiến một cách tích cực từ phía chính quyền. Tuyến đường sắt Thanh – Tạng được xây dựng để kết nối khu vực này với phần còn lại của Trung Quốc dài 1956 km nối tỉnh Thanh Hải với Tây Tạng được Chính phủ Trung Quốc tuyên bố hoàn thành vào ngày 15 tháng 10 năm 2005.
Văn hóa – Tôn giáo tại cao nguyên Tây Tạng Trung Quốc
Cao nguyên Tây Tạng là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông. Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở Tây Tạng. Đây là nơi sinh ra Mật Tông. Một tông phái của Phật giáo với văn hóa và phong cách đa dạng như Quán Đảnh, Trì Chú cùng với các vị Đạt Lai Lạt Ma được nhiều người tôn thờ. Hiện nay, khu tự trị Tây Tạng tổng cộng có hơn 1700 chùa chiền tổ chức hoạt động Phật giáo Tây Tạng, có khoảng 46 nghìn tăng ni.
Phật giáo chính là tôn giáo lớn nhất tại Tây Tạng
Phật giáo Tây Tạng không những chỉ được phổ biến ở Tây Tạng; nó còn là tôn giáo thịnh hành ở Mông Cổ và phổ biến mạnh trong tộc người Buryat ở miền nam Siberia. Tây Tạng cũng là quê hương của một tôn giáo nguyên thủy gọi là Bön. Hàng loạt các tiếng địa phương của tiếng Tạng được nói trên cả khu vực.
Du lịch Tây Tạng Trung Quốc
Tây Tạng Trung Quốc có nhiều danh lam thắng cảnh và một số phong tục tập quán lạ. Chắc chắn du lịch Tây Tạng sẽ là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời với bất kỳ du khách nào. Nếu bạn đi du lịch Tây Tạng, bạn không thể không ghé thăm những địa điểm nổi bật sau đây:
Cung điện Potala (Bố Đạt La)
Địa điểm đầu tiên Du Lịch Việt muốn giới thiệu chính là cung điện Potala, hay còn được gọi với cái tên cung điện Bồ Tát. Đây là nơi ở và làm việc của các lãnh tụ tinh thần Tây Tạng. Du lịch Tây Tạng bạn không thể bỏ qua địa điểm này. Và để ghé thăm nơi đây, bạn cần đăng ký trước khi nhập cảnh ở Tây Tạng và phải trải qua một cuộc kiểm tra an ninh nghiêm ngặt. Cung điện Potala nổi bật với kiến trúc vô cùng độc đáo, được xây dựng từ năm 1645, chính là linh hồn của Lhasa nói riêng và của Tây Tạng nói chung.
Cung điện Potala – Một trong những địa điểm hàng đầu của Tây Tạng huyền bí
Khám phá cung điện Potala bạn sẽ phải trầm trồ khi chiêm ngưỡng cung điện cao 117 mét, gồm 13 tầng chiếm diện tích khoảng 130.000 mét vuông. Toàn bộ kiến trúc lâu đài đều làm bằng đá và gỗ. Trên mỗi vách của cung điện đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ, nghệ thuật phong phú và nhiều phong cách vô cùng đặc sắc.
Hồ Namtso
Du lịch Tây Tạng bạn hãy đến với Hồ Namtso, hồ nước mặn nằm ở độ cao nhất thế giới cách Lhasa 112 ki lô mét. Hồ namtso nằm trên đỉnh núi có tuyết phủ Nyan Quen Tanglha. Du lịch Tây Tạng bạn có thể đi ô tô, xe máy hoặc xe buýt là có thể tới khám phá Hồ Namtso. Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp phản chiếu xuống mặt nước màu ngọc lam của hồ chắc chắn sẽ làm bạn say đắm nơi đây.
Chùa Jokhang
Chùa Jokhang là ngôi chùa cổ được xây dựng vào năm 693, nằm tại trung tâm Lhasa với diện tích khá rộng 25.000m2và 370 phòng giúp bạn thỏa thích khám phá khi đi du lịch Tây Tạng. Không chỉ vậy, đây còn là tu viện nổi tiếng của Tây Tạng. Chùa Jokhang được cho là ngôi chùa linh thiêng thiêng nhất, và là điểm hành hương thu hút rất nhiều phật tử đến tham quan, chiêm bái.
Suối nước nóng Yangbajain
Suối nước nóng Yangbajain là điểm đến hấp dẫn trong các tour du lịch Tây Tạng. Với độ cao lên đến 4.267 m, suối nước nóng Yangbajain là suối nước nóng cao nhất thế giới. Bạn có thể trải nghiệm bằng cách thả mình trong những hồ nước nóng tự nhiên hoang sơ cho tâm hồn thư thái. Đây chắc chắn là trải nghiệm vô cùng thú vị mà bạn không nên bỏ qua.
Núi Himalaya
Du lịch Tây Tạng không thể không đến với núi Himalaya, nơi đã trở thành biểu tượng với nóc nhà thế giới – đỉnh Everest. Himalay luôn khoác lên mình tấm áo choàng gió tuyết quanh năm và dù trong thời tiết khắc nghiệt, nơi đây vẫn luôn thu hút rất nhiều người muốn một lần đặt chân đến đây. Bởi khi đến núi Himalaya bạn sẽ phải choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và niềm tin tôn giáo đã thống trị hàng thế kỷ ở Tây Tạng.
Khám phá nóc nhà của thế giới Himalaya
Thảo Nguyên Litang
Thảo nguyên Litang là địa điểm vô cùng tươi đẹp mà bạn không nên bỏ qua khi đi du lịch Tây Tạng. Nơi đây nổi bật với những cánh đồng cỏ mướt như gương, trải dài bất tận. Du lịch Tây Tạng đến với thảo nguyên Litang bạn sẽ thấy bức tranh thiên nhiên với những thảo nguyên mênh mông cùng hồ trên núi hòa mình với mây xanh bay trên bầu trời vô cùng ấn tượng.
Không chỉ vậy đến với thảo nguyên Litang bạn còn có cơ hội khám phá những kiến trúc độc đáo như chùa Ke’er của Hoàng Giáo, chùa League của Bạch Giáo hay những lễ hội vô cùng ấn tượng nơi đây.
Với những thông tin trên bạn đã biết “Tây Tạng có phải là một quốc gia không” rồi đúng không nào? Du lịch Tây tạng có rất điểm đến lý thú và tuyệt vời. Đến với Tây Tạng, bạn sẽ có cảm giác như mình đang đến một thế giới khác và có rất nhiều điều mới mẻ hấp dẫn. Chúc bạn sẽ có một chuyến du lịch thật nhiều niềm vui và ý nghĩa.