Trong thần thoại Hy Lạp, nhân sư là một sinh vật được mô tả là có trí tuệ siêu phàm không một nhân loại nào bì kịp. Thế nhưng, cuối cùng nó vẫn bị đánh bại. Vậy ai đánh bại nhân sư? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây của GVS.
Nhân sư trong thần thoại Hy Lạp. Ai đánh bại nhân sư?
Trước khi cùng đi vào trả lời câu hỏi “Ai đánh bại nhân sư”, mời quý bạn đọc cùng GVS tìm hiểu đôi nét về loài sinh vật truyền thuyết này nhé.
Nhân sư là gì trong thần thoại Hy Lạp?
Nhân sư là một loài sinh vật không có trong đời thực mà chỉ tồn tại trong các truyền thuyết, thần thoại. Nhân sư, đúng như tên gọi của nó, là một động vật có hình dạng thân mình sư tử và đầu người và được cho là giống cái. Nhân sư vốn có nguồn gốc thuộc về Ai Cập cổ đại. Sau này, khi Alexander Đại đế chiếm được Ai Cập, hình ảnh nhân sư dần xuất hiện trong văn hóa và được người Hy Lạp cổ đại truyền bá trong những câu chuyện thần thoại về xuất thân, mục đích tồn tại của nó.
Người Hy Lạp gọi nhân sư là “sphinx”, nghĩa là bóp cổ. Trong thần thoại Hy Lạp, nhân sư là con của ác thần Typhoon và Echidna với hình dạng: đầu và ngực phụ nữ, mình sư tử, cánh đại bàng, đuôi rắn. Nhân sư là con quái vật gác cổng cho thành Thebes cổ đại.
Bất kỳ ai muốn đi qua tòa thành này đều phải trả lời được câu đố do nó đưa ra. Nhân sư sẽ bóp cổ và xé xác hoặc ăn thịt tất cả những ai không thể trả lời hoặc trả lời không chính xác câu hỏi của nó. Chính vì lẽ đó, nhân sư còn được coi là con quái vật của sự hủy diệt và đen tối.
Minh họa nhân sư trong thần thoại Hy Lạp
Không có ghi chép nào cụ thể nói về các câu đố của nhân sư. Song rất nhiều người tin rằng trong đó có 2 câu hỏi sau đây:
- “Con gì buổi sáng đi bằng 4 chân, buổi trưa đi bằng 2 chân, buổi chiều đi bằng 3 chân và càng có nhiều chân thì càng yếu?” (Câu trả lời là con người)
- “Có 2 chị em, 1 người sinh ra người kia, người kia lại sinh ra người này.” (Câu trả lời là ngày và đêm)
Vậy ai đánh bại nhân sư?
Người đánh bại được nhân sư chính là Oedipus – vua của thành Thebes. Oedipus là một trong những nhân vật có số phận bi thảm nhất trong thần thoại Hy Lạp. Chàng được sinh ra với lời sấm truyền sẽ giết cha và cưới mẹ. Vì vậy, vua Laius xứ Thebes – cha của Oedipus – đã đưa chàng cho người khác nuôi.
Khi Oedipus lớn lên, xứ Thebes gặp phải tai họa của con nhân sư gác cổng. Khi Oedipus gặp Laius, chàng không biết đó là cha mình, bèn tranh luận với ông về hướng đi giải quyết con nhân sư rồi giết chết Laius. Oedipus gặp nhân sư rồi đưa ra đáp án “con người” cho câu hỏi “Con gì buổi sáng đi bằng 4 chân, buổi trưa đi bằng 2 chân, buổi chiều đi bằng 3 chân và càng có nhiều chân thì càng yếu”. Nhân sư bị thua đã tự gieo mình xuống tường thành mà chết.
Như vậy Oedipus chính là đáp án cho câu hỏi “Ai đánh bại nhân sư?” mà người dân Hy Lạp luôn quan tâm.
Ai đánh bại nhân sư? – Oedipus
Oedipus vào thành Thebes, gặp và cưới hoàng hậu Jocasta – vốn là mẹ chàng – và lên ngôi vua thành Thebes. Thế là lời nguyền năm xưa hoàn toàn ứng nghiệm. Oedipus chỉ được cho biết sự thật khi một người hầu già của vua Laius nói với chàng. Đau khổ, Oedipus đã tự chọc mù mắt mình rồi bỏ đi, sống trong dằn vặt và đau đớn đến cuối đời.
Nhân sư trong các nền văn hóa khác
Nhân sư trong văn hóa Ai Cập cổ đại
Khác với nhân sư trong thần thoại Hy Lạp, tượng nhân sư bằng đá ở Ai Cập được tìm thấy ở gần kim tự tháp mang nhiều đặc điểm của giống đực với đáng nằm phủ phục. Theo văn hóa nước này, nhân sư gắn liền với thần mặt trời Sekhmet. Nhân sư Ai Cập có nhiệm vụ canh gác ngôi đền và các lăng mộ hoàng gia.
Tượng nhân sư ở Ai Cập
Tượng nhân sư nổi tiếng và lớn nhất Ai Cập được tìm thấy ở thung lũng Giza. Gương mặt của tượng nhân sư này được tạc dựa trên vị pharaon Khufu nổi tiếng của Ai Cập cổ đại.
Nhân sư trong văn hóa phương Đông
Nếu bạn nghĩ nhân sư chỉ xuất hiện trong văn hóa Hy Lạp và Ai Cập không thôi thì quả là một nhầm lẫn lớn đấy. Hình ảnh nhân sư phương Đông xuất hiện khá nhiều trong các công trình ở vùng Nam Á như: Ấn Độ, Thái Lan và Sri Lanka. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhân sư châu Á chịu sự ảnh hưởng từ nghệ thuật và văn học của Hy Lạp và có thêm các yếu tố Phật giáo.
Hình ảnh nhân sư trong kiến trúc của Ấn Độ
Trên đây là bài viết của GVS về sinh vật nhân sư trong thần thoại Hy Lạp và đồng thời giải đáp câu hỏi “Ai đánh bại nhân sư”. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký làm visa Hy Lạp với chúng tôi, ghé thăm đất nước của thần linh và khám phá thêm nhiều câu chuyện thần thoại thú vị nữa đó.