Tuy là một trong những quốc gia được coi như là sở hữu nhiều tôn giáo nhất trên thế giới tuy nhiên tại đất nước Nhật Bản vẫn có một tôn giáo chính và được xem như là lâu đời nhất đó chính là thần đạo. Vậy thần đạo là gì ? Hãy cùng với GVS khám phá về tôn giáo thú vị này nhé
Thần đạo là gì? Giới thiệu về đạo Shinto của Nhật Bản
Thần đạo hay còn được biết đến với tên gọi khác là đạo Shinto là tôn giáo Nhật Bản lâu đời, truyền thống và quan trọng bậc nhất của người dân xứ sở mặt trời mọc. Vậy Thần đạo là gì? Shinto là gì?
Thần đạo có nghĩa là con đường của thần, đúng như vậy trong thần đạo con người chủ yếu thể hiện lòng tôn kính đến các linh hồn và các vị thần hay kami mà người Nhật cho rằng có mặt ở khắp mọi nơi. Một phần chúng ta có thể hiểu được các vị thần ở đây chính là đại diện cho những hiện tượng tự nhiên mà con người chưa giải thích được vào thời điểm bấy giờ.
Thần đạo Nhật Bản hay còn được biết với tên gọi khác là đạo Shinto
Tại xứ sở hoa anh đào thì thần đạo là một phần không thể thiều hằng ngày trong cuộc sống của người dân nơi đây. Cho đến ngày nay thần đạo Nhật Bản đã có đến hơn 100 triệu tín đồ cùng với đó là 90.000 đền thờ ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản.
Ngoài mang giá trị tín ngưỡng thì những ngôi đền của thần đạo còn là địa điểm du lịch hàng đầu thu hút hàng triệu khách du lịch làm visa nhật Bản và đến đây mỗi năm.
Tên các vị thần Nhật Bản
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu thì có đến hơn 8 triệu vị thần trong văn hóa thần đạo của người Nhật. Môi ngôi đền đều có riêng một vị thần cho riêng mình. Tuy nhiên trong vô số những vị thần đó vẫn có những vị thần có vai trò quan trọng.
Sau đây hãy cùng với GVS điểm qua một số vị thần quan trọng trong thần đạo nhé.
- Ame-no-Minakanushi: Là vị thần đầu tiên trong thần đạo người khai sinh ra tất cả các vị thần, tuy nhiên ông mang tính trừu tượng nhiều hơn nên không có bất cứ một đền thờ nào dành cho ông cả.
- Izanagi: Con trai của thần Ame-no-Minakanushi, Ông chính là vị thần đã tạo ra nước Nhật nên được xem như là thần của sự sống.
- Izanami: Em gái đồng thời cũng là vợ của Izanagi, người đã cùng ông tạo ra nước Nhật tuy nhiên do một vài biến cố bà lại trở thành vị thần của cõi âm
- Amaterasu – Omikami: Nữ thần đứng đầu trong các vị thần của thần đạo là vị thần quan trọng nhất trong thần đạo Shinto, bà là thần mặt trời được sinh ra từ mắt trái của Izanagi. Quốc kỳ Nhật Bản cũng có ý nghĩa tôn vinh bà.
Amaterasu – Omikami – Nữ thần mặt trời người đứng đầu trong các vị thần
- Tsukuyomi: Em trai và cũng là chồng của Amaterasu. Ông chính là thần mặt trằng. Do một sự cố mà ông cùng với cả nữ thần mặt trời cãi nhau khiên cho mặt trăng và mặt trời không bao giờ xuất hiện cùng một lúc.
- Susanoo-no-Mikoto: Người con út trong 3 chị em được sinh ra từ mũi của Izanagi, Ông là thần bão tố vị anh hùng đã tiêu diệt đại hung thú nổi tiếng nhất của Nhật Bản bát kỳ đại xà Orochi
Anh hùng Susanoo-no-Mikoto và cuộc chiến với bát kỳ đại xà
- Ame-no-Uzume-no-mikoto: Thần của hạnh phúc và lễ hội
- Sarutahiko-Okami: Thần đất đồng thời cũng là chồng của Ame-no-Uzume-no-mikoto
- Inazi: Thần gạo vị thần được tôn sùng nhât tại Nhật Bản thường đi kèm với một con hồ ly màu trắng
Inazi – Vị thần gạo quan trọng của người Nhật
- Fujin: Thần gió
- Raijin: Thần sét
Và còn rất nhiều các vị thần khác hãy cùng đóng góp với mình nhé
Các biểu tượng của thần đạo
Trong thần đạo Nhật Bản, có rất nhiều những hình ảnh biểu tượng khác nhau mà nếu có một lần được đi qua một ngôi đền bất kỳ nào của người Nhật bạn đều có thể dẽ dàng thấy được.
Màu đỏ đặc trưng của các ngôi đền
Cổng Torii quen thuộc
Torii là cổng đánh dấu sự chuyển đổi từ thế giới nhân gian sang thế giới thần linh trong đạo Shinto. Torii thường được xây dựng bằng gỗ và có hình dạng đơn giản với hai cột dọc và một thanh ngang ở trên. Chúng thường được sơn màu đỏ, màu truyền thống của đạo Shinto.
Ema – Những miếng gỗ ghi lại nguyện ước của mình
Shimenawa – Những sợi dây thừng buộc ở khắp nơi trong các ngôi đền
Shimenawa là một dây thần linh được sử dụng trong đạo Shinto để đánh dấu vùng linh thiêng hoặc không gian thần linh. Shimenawa thường được làm từ cây cỏ, vải, rơm hoặc dây thừng và có thể được treo quanh cây, đá hoặc cửa vào. Chúng thường được dùng để tạo ra một ranh giới giữa thế giới nhân gian và thế giới thần linh, và đánh dấu sự hiện diện của thần linh.
Ngoài ra Nhật Bản còn có biểu tượng mèo vẫy tay (mèo thần tài), Jinja, Omamori (bùa bảo vệ).
Qua bài viết này hi vọng là các bạn đã trả lời được câu hỏi thần đạo là gì, Đồng thời cũng biết được đôi nét về văn hóa Thần đạo Shinto của người Nhật. GVS hỗ trợ làm visa Nhật Bản với mục đích du học, du lịch, thăm thân,… nhanh chóng và tỷ lệ thành công cao, ngoài ra còn có nhiều chương trình xuất khẩu lao động Nhật hấp dẫn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
2 comments. Leave new
Xem naruto có mấy cái tên chiêu hay hay không ngờ là được lấy từ các vị thần của thần đạo
Người Nhật rất giỏi trong việc truyền bá văn hóa của mình. Không chỉ có Naruto đâu ạ rất nhiều những bộ anime nổi tiếng khác cũng lấy ý tưởng từ thần đạo của Nhật Bản đó ạ