Trung Quốc một đất nước với lịch sử lên tới hàng ngàn năm vì vậy không có gì lạ khi tại đất nước này nền văn hóa rất phát triển kèm theo đó là vô số các lễ hội độc đáo. Hôm nay GVS Việt Nam sẽ cùng các bạn khám phá top cấc lễ hội Trung Quốc xem có gì độc đáo nhé
Top các lễ hội Trung Quốc
Hôm nay GVS Việt Nam xin giới thiệu đến các bạn top các lễ hội Trung Quốc mà được cho là quan trọng và mang đậm nét Trung Hoa nhất.
Ban đã biết được bao nhiêu về các lễ hội của Trung Quốc
- Lễ hội Trung Quốc đầu tiên là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán là lễ hội đánh dấu sự kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới giống như ở việt Nam.
- Tết Trung Thu là một trong ba lễ hội ở Trung Quốc quan trọng nhất diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch.
- Lễ hội đèn lồng, lễ hội được xem là đẹp nhất trong các lễ hội ở Trung Quốc và đã có lịch sử vô cùng lâu đời thường diễn ra sau tết Nguyên Đán 2 tuần.
- Lễ Vu Lan ngày lễ báo hiếu của các quốc gia phương Đông và ở Trung quốc cũng vậy. Lễ Vu Lan thường diễn ra tù ngày rằm tháng bảy cho đến hết tháng.
- Tiết Thanh Minh là ngày lễ để con cháu thể hiện sự biết ơn với ông bà, tổ tiên của mình thường diễn ra vào ngày 4 – 5/4 dương lịch hàng năm.
- Lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
- Cuối mình là lễ hội cháo cầu may của Bắc Kinh diễn ra vào ngày thứ 8 của tháng 12 một lễ hội rất ý nghĩa.
Trên đây là các lễ hội Trung Quốc được chú ý nhiều nhất. Với mỗi mùa lễ hội thì du lịch Trung Quốc luôn được “đắt khách” nhờ sức hút văn hóa đặc biệt. Đối với người dân Việt Nam muốn trải nghiệm lại càng không khó vì xin visa Trung Quốc không phức tạp như các nước châu Âu mà chi phí du lịch cũng rất rẻ.
Đặc điểm các lễ hội của Trung Quốc
Lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc – Tết Nguyên Đán
Cũng giống tất cả các nước dùng lịch âm như Việt Nam, Tết Nguyên Đán hay còn gọi là lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc là dịp lễ lớn nhất trong các lễ hội Trung Quốc. Ngày lễ này được tổ chức để để tiễn một năm cũ đã qua và đón chào năm mới với nhiều sự may mắn.
Tết Nguyên Đán là một trong các lễ hội ở Trung Quốc có nhiều sự tương đồng nhất với Việt Nam
Cũng giống như ở Việt Nam, trong dịp Tết ở Trung Quốc, mọi người sẽ được nghỉ trong thời gian dài thường là khoảng 7 – 15 ngày tùy theo quy định của nhà nước. Người Trung Quốc thường dùng những ngày này để quây quần bên gia đình, don dẹp nhà cửa cũng như thăm họ hàng bạn bè.
Tông màu chính được người Trung Quốc lựa chọ để trang trí cho ngày lễ này là màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và để cầu mong làm ăn phát đạt trong năm mới.
Ngoài ra vào ngày này cũng diễn ra rất nhiều các chương trình văn nghệ biểu diễn như Xuân Vãn mừng năm mới và bắn pháo hoa. Những món ăn thường được ăn vào ngày tết ở Trung Quốc: bánh cảo, cá, kim quất, mì trường thọ v…v… Người Trung quốc cũng có những tục lệ như lì xì, múa lân và đốt pháo.
Lễ hội thả đèn trời ở Trung Quốc – Tết Trung Thu
Trong các lễ hội Trung Quốc không thể không kể đến lễ hội thả đèn. Vào ngày trăng tròn nhất ở Trung Quốc cũng sẽ là thời điểm diễn ra tết Trung Thu. Với người Trung Quốc, đây là lễ hội quan trọng chỉ xếp sau tết Nguyên Đán. Đây cũng là một ngày lễ để các thành viên trong gia đính đoàn tụ ăn bữa cơm đoàn viên.
Tết Trung Thu
Những hoạt động mà người Trung thường làm trong ngày lễ này có thể kể đến như:
- Tế trăng là hoạt động mà các thiếu nữ thường cúng trăng để mong có được vẻ đẹp thanh cao thuần khiết như Hằng Nga.
- Là ngày mà trăng tròn và đẹp nhất nên đương nhiên rồi vào ngày này ngắm trăng là một hoạt động không thể thiếu.
- Đặc biệt ở Trung Quốc vào ngày lễ Trung Thu mọi người thường thả đèn Khổng Minh bay lên trời mang theo những điều ước của mình.
- Một trong những hoạt động độc đáo mà người Trun Quốc làm vào lễ trung thu đó là giải đố đèn – một hoạt động tao nhã.
- Và cuối cùng không thể thiếu đó là thưởng thức bánh trung thu cùng gia đình.
Lễ hội đèn lồng – Lễ hội Trung Quốc
Trong các lễ hội Trung Quốc, lễ hội đèn lồng là lễ hội có lịch sử gần như lâu đời nhất. Lễ hội ở Trung Quốc này đã có lịch sử lên đến 2000 năm và là một trong các lễ hội ở Trung Quốc có tuổi đời lớn nhất.
Lễ hội đèn lồng
Vào ngày này cả nước Trung Hoa rực rỡ ánh nến từ những chiếc đèn lồng lộng lẫy. Hàng ngàn chiếc đèn tinh xảo được làm nên bởi đôi bàn tay của những nghệ sĩ đến từ khắp nơi. Chúng không chỉ được treo như vật trang trí bình thường mà còn được thả trôi theo dòng nước hoặc thả bay lơ lửng trên trời. Tất cả sẽ tạo nên một khung cảnh khó quên với bạn đấy.
Nếu bạn có dịp tham gia lễ hội đèn lồng thì nhớ hãy chụp cho mình những tấm ảnh để đời nhé.
Lễ Vu Lan
Đây là một ngày lễ để thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và thậm chí là với tổ tiên. Vào ngày này người Trung Quốc thường tổ chức một bữa ăn được chuẩn bị chu đáo (thường là cỗ chay) và chuẩn bị thêm những chiếc ghế trống cho những người thân quá cố trong gia đình. Sau đó họ thắp hương và đốt vàng mã, bày tỏ niềm hiếu kính của con cháu ở lại với tổ tiên đã khuất.
Ngoài ra trong thời gian nay còn diễn ra một ngày lễ khác được gọi là lễ thất tịch – Ngày NGưu Lang Chức Nữ gặp nhau
Lễ Vu Lan
Tiết Thanh Minh
Cũng giống như lễ Vu Lan, lễ Thanh Minh cũng là ngày để con cháu thể hiện sự hiếu thảo và nhớ ơn về tổ tiên.
Tết Thanh Minh
Vào ngày này, người Trung Quốc dù ở đâu cũng sẽ cố gắng quay về quê hương tảo mộ. Các công việc cần làm trong Lễ Thanh Minh khá đơn giản nhưng lại mang tính lễ nghi cao: sửa sang, dọn dẹp sạch phần mộ và thắp nén hương cho người đã khuất.
Lễ hội thuyền rồng Trung Quốc
Lễ hội này được chia làm 2 phần chính: phần lễ và phần hội.
Trong phần lễ các ngư dân sẽ dâng hương lên tổ tiên cũng như các vị thần linh của sông nước biển cả để mong sóng yên bể lặng làm ăn thuận lợi.
Lễ hội thuyền rồng
Và sau đó sẽ là phần hội với các cuộc thi vô cùng sôi động được diễn ra như: đua thuyền, thi nấu cơm trên thuyền rồng, trạm khác đầu rồng v…v…Lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào ngầy 30/10/2009.
Lễ hội cháo cầu may của Bắc Kinh
Đây là một ngày lễ vô cùng ý nghĩa khi vào ngày này ngôi chùa Ung Hòa cung sẽ phát cháo miễn phí và sẽ có rất nhiều người đến ăn. Những bát cháo nay được gọi là cháo “La Ba” với ý nghĩa đẩy lùi khó khăn mong muốn một mùa màng bội thu.
Lễ hội cháo Bắc Kinh
Lễ hội cháo này đã tạo nên một nét văn hóa riêng biệt của người dân Trung Quốc nói chúng và Bắc Kinh nói riêng thu hút rất nhiều khác du lịch ở khắp nơi trên thế giới đến tham quan.
Với các thông tin trên hi vọng các bạn đã có được thêm những thông tin thú vị về các lễ hội Trung Quốc. Làm ngay visa Trung Quốc để có thể tự mình trải nghiệm những lễ hội độc đáo mang đầy ý nghĩa văn hóa này nhé. Truy cập GVS Việt Nam để có thêm những thông tin về đất nước tỷ dân.
Xem thêm
6 comments. Leave new
sao k có lễ thất tịch vậy bạn
Dạ lễ thất tịch nằm trong khuôn khổ của cả lễ Vu Lan bạn nhé.
tôi tưởng TQ nghỉ tết dài hơn mình chứ nhỉ
Thực ra thì có 7 ngày nghỉ chính thôi ạ, còn lại thì bên họ đúng là nghỉ dài hơn bên mình thật ạ.
bh Trung cấm thả đèn trời mất tiêu r :(((
Tiếc thật bạn ha :((