Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu? Tết Trung thu là ngày bao nhiêu? Tất cả về lễ hội truyền thống này sẽ được GVS Việt Nam giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu? Tìm hiểu về Tết Trung thu
Trung thu ngày bao nhiêu? Tết Trung thu tiếng Trung là 中秋节, có nghĩa là ngày chính giữa của mùa thu – ngày Rằm tháng 8 hằng năm (15/8 âm lịch). Trung thu năm 2022 sẽ rơi vào ngày 10/9/2022 dương lịch. Rằm Trung thu là một trong những lễ hội lâu đời và quan trọng nhất trong năm của các nước Đông Á và Đông Nam Á. Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu? Đây là câu hỏi gây không ít bối rối cho mọi người. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu.
Nguồn gốc Tết Trung thu
Trung thu là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của nền văn minh Hoa Hạ Trung Quốc. Hay nói cách khác, Tết Trung thu có nguồn gốc lâu đời nhất là từ xứ sở tỷ dân. Tuy nhiên, nếu bàn về việc Tết Trung thu Việt Nam là bắt nguồn từ chính nền văn minh lúa nước của chúng ta hay được du nhập từ văn hóa Trung Hoa cổ đại thì vẫn chưa có xác minh rõ ràng.
Để giải thích về Trung Thu, người Trung Hoa cổ đại có 3 truyền thuyết: Hằng Nga cung Quảng Hàn, Hậu Nghệ bắn hạ 9 mặt trời và Đường Minh Hoàng gặp Quý phi ở cung trăng. Tết Trung thu của Việt Nam gắn liền với sự tích về chú Cuội cung trăng.
Xem thêm: Khám phá Trung Quốc với tâm vé thông hành: visa Trung Quốc
Nguồn gốc Tết Trung thu gắn với truyền thuyết về Hằng Nga cung trăng
Người Trung Quốc cho rằng Trung thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu và là lễ hội gắn bó mật thiết với nền văn minh lúa nước. Mùa thu cũng là mùa thu hoạch mùa màng, vì thế, lễ hội Trung thu là dịp để những người nông dân nghỉ ngơi, chúc mừng và tận hưởng thành quả lao động.
Ngày nay, Trung thu đã trở thành một ngày Tết của trẻ em và rất được các trẻ em mong đợi. Bởi lẽ, vào ngày này, cha mẹ sẽ bày cỗ và mâm ngũ quả thắp hương và trông trăng. Ở Trung Quốc và nhiều khu phố người Hoa trên thế giới còn có tục bắn pháo hoa chúc mừng. Nếu làm visa đi Trung Quốc vào dịp này, bạn còn có thể được tham gia các lễ hội giải đố đèn rất thú vị được tổ chức ở đây nữa đó.
Bánh Trung thu
Nhắc đến Trung thu thì không thể thiếu món bánh Trung thu đặc trưng của mỗi dịp lễ này rồi. Bánh Trung thu tiếng Trung là 月饼, nghĩa là bánh mặt trăng (moon cake trong tiếng Anh), bởi hình dáng của nó gợi đến nét đẹp đầy đặn tròn trịa của vầng trăng đêm rằm. Bánh Trung thu thường là bánh nướng với vỏ được làm từ bột mì và phết dầu, các nguyên liệu để làm nhân bánh khá phong phú, từ nhân hạt sen, thập cẩm, đậu đỏ cho đến các loại nhân hiện đại như nhân bánh larva, nhân tiramisu, nhân matcha,…
Bánh Trung thu
Ở Trung Quốc, tết Trung thu là tết đoàn viên, nghĩa là thời điểm mọi thành viên trong gia đình từ khắp nơi trở về sum họp. Hình tròn của bánh trung thu cũng tượng trưng cho sự viên mãn này. Ngoài ra, trên bề mặt bánh trung thu truyền thống, người ta thường sử dụng các khuôn in hình các chữ chúc Phúc mang ngụ ý tốt lành.
So sánh Trung thu ở Trung Quốc và Trung thu ở Việt Nam
Ý nghĩa
Như đã nêu trên, Trung thu ở Trung Quốc là ngày lễ đoàn viên. Theo truyền thống, đây là dịp để người nông dân ăn mừng mùa màng bội thu. Đồng thời, theo một số ít phong tục, đây cũng là một dịp để nam nữ giao duyên.
Ở Việt Nam, tuy rằng những năm gần đây cũng hướng nhiều hơn đến ý nghĩa Tết đoàn viên. Song, nhân vật trung tâm của Trung thu vốn là trẻ nhỏ. Trẻ em Việt Nam được cha mẹ chuẩn bị cho đèn lồng và mâm cỗ trông trăng. Ngoài ra, Trung thu ở Việt Nam còn là dịp để con người thể hiện tấm lòng với mặt trăng và tổ tiên bằng cách dâng lên những sản vật họ làm ra.
Tục chơi đèn lồng
Đèn Trung thu ở Trung Quốc sử dụng màu đỏ làm tông màu chủ đạo, bởi họ quan niệm đây là màu của may mắn, thịnh vượng, thích hợp để cầu chúc gia đình êm ấm, con đàn cháu đống,… Đèn lồng ở Trung Quốc không dùng để đem đi rước khắp các con phố như ở Việt Nam. Họ treo đèn trước cửa và làm những chiếc đèn hoa đăng và bỏ vào trong đó những điều ước và đem thả trôi sông.
Thả hoa đăng ở Trung Quốc
Đèn Trung thu ở Việt Nam phổ biến nhất là loại đèn ông sao. Nhìn chung, các loại đèn lồng Trung thu Việt Nam có sự đa dạng về hình dáng và màu sắc, mang tính chất rực rỡ, tươi vui. Đèn Trung thu ở Việt Nam là biểu tượng của sự ấm no, hạnh phúc. Vào đêm Trung thu, trẻ em thường mang chiếc đèn lồng của mình đi rước đèn và phá cỗ.
Hình ảnh Tết Trung thu ở Việt Nam
Mâm cỗ trông trăng
Người Trung Quốc không quá đặt nặng vấn đề mâm cỗ Trung thu. Với họ, chỉ cần có bánh Trung thu là đủ.
Ngược lại, mâm cỗ trông trăng của người Việt là một phần không thể thiếu trong phong tục tập quán. Ngoài bánh Trung thu, chúng ta còn bày biện mâm ngũ quả, bánh kẹo để dâng lên tổ tiên và thần linh.
Mâm cỗ trông trăng
Mặt trăng đêm rằm
Trăng rằm trong quan niệm của người Trung Quốc đại diện cho người phụ nữ và khả năng sinh con đẻ cái, ngoài ra còn thể hiện sự viên mãn, hạnh phúc của ngày đoàn viên. Vào đêm rằm Trung thu, gia đình trung Quốc sẽ sum vầy và cùng nhau ra đường ngắm trăng.
Trăng Trung thu là mặt trăng đẹp nhất trong năm
Trăng rằm trong quan niệm của người Việt Nam là khung cảnh bình yên, tươi đẹp và có phần hơi hoài niệm. Người Việt thường thích quây quần bên gia đình ngắm trăng, thưởng thức bánh Trung thu và kể cho con cháu nghe về sự tích của ngày lễ này.
Các trò chơi
Các hoạt động Trung thu ở Trung Quốc thiên về hoạt động thưởng ngoạn, ngắm cảnh hơn. Có thể kể đến như: giải đố đèn, thả hoa đăng, treo đèn lồng trước cửa, ngắm múa lân,…
Đố đèn
Ở Việt Nam, trẻ em là trung tâm của Tết Trung thu nên các hoạt động sẽ phần nhiều tập trung vào lứa tuổi này. Có thể kể đến như: phá cỗ, rước đèn, múa hát trống quân, múa rối,…
Tết Trung thu ở một số nước châu Á
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, Trung thu được gọi là Tsukimi hoặc là Otsukimi với ý nghĩa là “ngắm trăng”. Người Nhật thường cắm cỏ bạc vào các bình, lọ đựng trong nhà để xua đuổi tà ma. Ở Nhật, vào dịp Trung thu người ta thường làm bánh nếp Tsukimi Dango và nấu canh soba. Trẻ em nước này có lễ hội rước đèn lồng cá chép rất sôi động.
Trung thu ở Nhật Bản
Hàn Quốc
Tết Trung thu ở Hàn Quốc – Chuseok – là ngày lễ Tạ ơn lớn diễn ra trong 3 ngày. Vào ngày này, người Hàn sẽ trở về quê nhà đoàn tụ, thăm hỏi người thân và đi tảo mộ tổ tiên. Bánh Songpyeon và rượu Soju là 2 thứ không thể thiếu của ngày lễ này. Người Hàn thường sẽ mặc hanbok và cùng nhau nhảy múa đón mừng.
Trung thu ở Hàn Quốc
Philippines
Tương tự như ở Việt Nam, tết Trung thu ở Philippines cũng là ngày lễ dành cho thiếu nhi. Ở quốc gia này, họ sẽ ăn một loại bánh Trung thu có tên là bánh nướng Hopia với đa dạng mùi vị: đậu xanh, khoai lang tím, thịt heo,…
Singapore
Lễ Trung thu ở Singapore có sự tương đồng lớn với Trung thu ở Trung Quốc do một bộ phận người dân gốc Hoa ở nước này. Vào dịp này, họ sẽ tặng nhau bánh Trung thu coi như là lời chúc phúc, đồng thời cũng sẽ tham gia các lễ hội thắp sáng các bức vẽ thần thoại bằng lụa và múa lân.
Thái Lan
Trung thu ở Thái còn có tên gọi là lễ cầu trăng, tức là mục đích chính của lễ hội này là cúng trăng. Họ thường đặt bánh Trung thu hình quả đào và cầu nguyện sức khỏe, phước lành trước bàn thờ của Bồ Tát và Bát Tiên.
Campuchia
Tết Trung thu của người Campuchia được gọi là Ok Om Pok và được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 hằng năm. Người ta sẽ dâng lễ lên trăng là những đặc sản nông nghiệp như mía, khoai, cốm dẹp, chuối,…
Trên đây là bài viết của GVS Việt Nam nhằm giúp các bạn giải đáp “Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu”. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích và thú vị về ngày lễ này. Tết Trung thu cũng sắp đến gần rồi đó, bạn đã có dự định gì chưa, hãy chia sẻ xuống dưới với GVS Việt Nam nhé!