Ngày nay có lẽ đã không còn quá nhiều sự hiện diện của thể chế quân chủ chuyên chế. Hoặc đúng hơn, chỉ còn 1 chế độ quân chủ chuyên chế duy nhất tồn tại trên thế giới với người đứng đầu là Đức Giáo hoàng. Vậy Đức Giáo hoàng là ai? Đức Giáo hoàng có quyền lực như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay của GVS Việt Nam
Đức Giáo hoàng là ai?
Giáo hoàng là gì? Đức Giáo hoàng là ai? Giáo hoàng là giám mục của giáo phận Roma, là nguyên thủ quốc gia của nhà nước Vatican và đồng thời còn là lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới. Theo Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng là người kế vị của Thánh Phêrô (tông đồ trưởng của Chúa Jesus và là là người giữ chìa khóa thiên đường).
Thời gian trị vị của Giáo hoàng được gọi là “triều đại giáo hoàng” với “quyền Tông Tòa” đại diện cho Tòa Thánh. Giáo hoàng là thể chế quân chủ chuyên chế duy nhất còn tồn tại trên thế giới và cũng là một trong những thể chế tổ chức lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại, kéo dài hơn 2000 năm.
Hình ảnh Giáo hoàng Biển Đức XVI
Trong quá khứ, các Giáo hoàng đã góp phần truyền bá đạo Kitô đi khắp nơi và giải quyết các tranh chấp về giáo lý. Vào thời Trung cổ, Giáo hoàng thậm chí còn có một vai trò quan trọng trên chính trường Tây Âu do thường phải đứng ra phán quyết giữa các quốc gia Kitô giáo.
Sức ảnh hưởng của Giáo hoàng
Là một vị vua chuyên chế, ảnh hưởng của Giáo hoàng là vô cùng to lớn. Giáo hoàng thậm chí còn được Liên Hợp Quốc và các công ước quốc tế bảo vệ về mặt luật pháp, nghĩa là không có tòa án nào trên thế giới có quyền xét xử một Giáo hoàng. Là người đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma, Giáo hoàng có quyền lực tối thượng đối với mọi tín đồ Công giáo trên khắp thế giới (ước tính khoảng 1,3 tỷ người). Giáo hoàng cũng là người duy nhất có quyền bổ nhiệm các Giám mục ở các giáo phận trên toàn thế giới.
Trong danh sách những người quyền lực và ảnh hưởng nhất hành tinh do các tạp chí hàng đầu như TIME hay Forbes tổ chức luôn xuất hiện Giáo hoàng. Bởi lẽ, Giáo hoàng thỏa mãn đầy đủ 4 tiêu chí của bảng xếp hạng danh giá này: ảnh hưởng tới rất nhiều người, kiểm soát nguồn tài chính lớn, có quyền lực ở nhiều lĩnh vực khác nhau, dùng quyền lực để thi hành chức vụ đảm nhiệm. Trong lịch sử, Giáo hoàng Gioan Phaolô II còn được bầu chọn là 1 trong 4 người có ảnh hưởng nhất đến nhân loại thế kỷ 20-21.
Hình ảnh Giáo hoàng Gioan Phaolô II – Giáo hoàng vĩ đại nhất thế kỷ 20
Đức Giáo Hoàng là gì? là một trong những nhân vật hiếm có với khả năng quy tụ đông đảo công chúng trên thế giới. Sức ảnh hưởng của Giáo hoàng thậm chí còn là độc nhất. Ở tòa thánh Vatican, hằng năm có hàng chục triệu người làm visa Italia đến tham gia các buổi lễ do Giáo hoàng cử hành. Cũng chính vì thế mà các buổi lễ sẽ có nguy cơ cao trở thành mục tiêu khủng bố. Do đó, Giáo hoàng trở thành một trong những người được bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới với lực lượng bảo vệ có thể lên tới hàng chục ngàn, thậm chí trăm ngàn nhân viên an ninh.
Đức Giáo hoàng có quyền lực như thế nào?
- Giáo Hoàng có quyền lực gì? Đặt tiền đề cho các ngành khoa học căn bản: thiên văn, sinh học, toán học, địa lý,… và 2 ngành khoa học lý luận cơ bản thần học và triết học, thiết lập nền tảng cho hệ thống pháp luật và ngành luật học.
- Sở hữu và điều hành hơn 25% cơ sở chăm sóc y tế trên thế giới, 20% hệ thống giáo dục toàn cầu, tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới Caritas.
- Khởi xướng phong trào đề cao phụ nữ và nữ quyền, tôn vinh và tỏ lòng quý trọng đối với nhiều vị Thánh nữ.
- Kiến tạo và làm phong phú thêm nhiều hệ thống ngôn ngữ của con người, sáng tạo chữ nổi cho người khiếm thị, tạo ra niên lịch (dương lịch) ngày nay con người đang sử dụng.
Vì vậy khi kể đến Giáo Hoàng có quyền lực gì thì chắc chắn sẽ là quyền lực trong mọi ngóc ngách của đời sống.
Biểu tượng quyền lực và yêu cầu của một Giáo hoàng
Biểu tượng của quyền lực của Giáo hoàng. Triều thiên Ba tầng tượng trưng cho việc cai quản, Thánh hóa, chăm sóc các tín đồ. Gậy mục tử tượng trưng cho quyền bính. Dây Pallium lông cừu để thể hiện Giáo hoàng là người thay chúa Kitô vác chiên trên vai. Nhẫn ngư phủ với hình Thánh Phêrô đánh cá, sẽ được đập vỡ khi Giáo hoàng băng hà để tránh làm giả.
Gậy mục tử – biểu tượng quyền lực của Giáo hoàng
Song song với quyền lực, yêu cầu của một Giáo hoàng cũng cao không kém. Các Giáo hoàng đều phải là một học giả ngành Thần học cực kỳ uyên bác và đồng thời cũng phải thành thạo rất nhiều ngôn ngữ khác nhau bởi con dân của họ đến từ khắp nơi trên thế giới. Tiêu biểu, Giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô có thông thạo tới 7 thứ tiếng.
Tân Giáo hoàng sẽ được bầu ra bởi Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng đương nhiệm qua đời hoặc thoái vị và người ứng cử đạt đạt các yêu cầu của một Giáo hoàng. Phương thức này đã được sử dụng trong hơn một thiên niên kỷ, tương đương với một nửa thời gian tồn tại của Giáo hội, và cũng là phương thức lựa chọn lãnh đạo cổ xưa nhất vẫn còn được lưu hành.
Các đời Giáo hoàng nổi bật nhất
Đức Giáo Hoàng hiện nay là ai? Theo GVS Việt Nam được biết, một số đời Giáo hoàng nổi bật nhất phải kể đến các vị sau đây:
- Thánh Phêrô – Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo
- Thánh Pontianô – Giáo hoàng đầu tiên thoái vị
- Thánh Sylvestrô I – người đặt nền móng cho cộng đồng Kitô giáo
- Thánh Lêô I – người có công cứu thành Roma khỏi hủy diệt
- Thánh Gioan Phaolô II – Giáo hoàng có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20
- Giáo hoàng Phanxicô – Giáo hoàng đương nhiệm kể từ 2013
Đức Giáo hoàng Phanxicô đương nhiệm
Vậy là trên đây bạn không chỉ được giải đáp “Đức Giáo hoàng là ai” mà còn được giới thiệu thêm các thông tin liên quan về nhân vật này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.