Galileo Galilei là một trong những cái tên sáng giá nhất trong lịch sử thiên văn học của nhân loại. Tuy nhiên, cuộc đời của ông lại khá trắc trở bởi chính những lý lẽ đi ngược lại quan điểm thời bấy giờ của mình. Dưới đây, mời các bạn cùng GVS Việt Nam tìm hiểu về tiểu sử và cuộc đời của ông – nhà khoa học Galileo Galilei.
Giới thiệu về nhà khoa học Galileo Galilei
Galileo Galilei là ai? Nhà khoa học Galileo có tên đầy đủ là Galileo di Vincenzo Bonaiuti de’ Galilei, ông là nhà thiên văn học, nhà toán học, nhà vật lý và nhà triết học người Ý có đóng góp vô cùng quan trọng cho cuộc cách mạng khoa học vào thế kỷ 16-17. Ông nổi tiếng với việc cải tiến kính thiên văn, quan sát quỹ đạo chuyển động của các hành tinh và các vệ tinh và đặc biệt là một người ủng hộ cho thuyết Nhật tâm của Nicolaus Copernicus.
Cho tới nay, tên tuổi ông vẫn được gắn liền với những danh xưng “cha đẻ của vật lý hiện đại”, “cha đẻ của khoa học hiện đại”, “cha đẻ của thiên văn học hiện đại”.
Nhà khoa học Galileo Galilei – tiểu sử Galileo Galilei
Galileo sinh ngày 15 tháng 2 năm 1564 tại thành phố Pisa Ý. Ông là con cả của nhà lý luận âm nhạc, nghệ nhân đàn lute Vincenzo Galilei nổi tiếng. Khi còn trẻ, Galileo được cho đi học để trở thành tu sĩ nhưng ông lại có niềm đam mê với toán học. Năm 1589, Galileo được chỉ định làm giáo sư toán tại Đại học Pisa. Năm 1592, ông đến Đại học Padua vừa nghiên cứu vừa giảng dạy về địa lý, cơ khí, thiên văn học.
Năm 1610, Galileo xuát bản sách về các quan sát thiên văn của mình và đưa ra ý kiến ủng hộ thuyết Nhật tâm của Copernicus. Lý lẽ này của ông đã chống lại thuyết Địa tâm của Ptolemaeus và Aristoteles vốn được các giáo đồ Công giáo tin theo hàng trăm năm. Chính điều ấy đã khiến ông vướng vào cuộc tranh cãi lớn nhất cuộc đời mình và chịu nhiều bất công trong cuộc sống về sau.
Những đóng góp cho khoa học của nhà khoa học Galileo
Stenphen Hawking từng nhận xét về Galileo: “Galileo là người ảnh hưởng nhiều nhất đối với sự ra đời của khoa học hiện đại hơn bất kỳ ai khác”. Albert Einstein cũng từng gọi Galileo là “cha đẻ của khoa học hiện đại”. Sau đây, hãy cùng GVS Việt Nam khám phá xem nhà khoa học này đã đóng góp cho nền văn minh nhân loại những gì nhé.
Xem thêm: Xin visa Ý cần chuẩn bị những gì? Có điều gì cần lưu ý?
Đóng góp của nhà khoa học Galileo trong: Toán học và thực nghiệm
- Chứng minh mối liên hệ giữa độ căng của dây đàn và sự biến thiên của cao độ
- Đưa ra nghịch lý Galileo về số chính phương và bình phương hoàn hảo của tập số tự nhiên
Đóng góp của nhà khoa học Galileo trong: Công nghệ
- Sáng chế và cải tiến la bàn địa lý và quân sự phù hợp cho pháo binh và những người vẽ bản đồ
- Sử dụng kính viễn vọng khúc xạ để quan sát vũ trụ và chuyển động của các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh
- Đề xuất sử dụng chu kỳ chính xác và vị trí của Sao Mộc trên quỹ đạo Sao Mộc để xác định kinh độ trên Trái Đất
- Thiết kế cơ cấu hồi cho đồng hồ quả lắc
Đóng góp của nhà khoa học Galileo trong: Vật lý
- Người đặt ra tiền đề để Isaac Newton phát triển cơ học cổ điển sau này với giả thuyết về gia tốc đồng nhất của vật rơi
- Người đặt ra tiền đề để Albert Einstein phát triển thuyết tương đối với kết luận không có sự chuyển động tuyệt đối hay sự nghỉ tuyệt đối
- Bố trí thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng
- Người đầu tiên kết nối độ cao thấp của âm thanh với tần số của chúng
- Đưa ra lý thuyết đầu tiên về thủy triều dựa trên chuyển động thực của Trái Đất
Đóng góp của nhà khoa học Galileo trong: Thiên văn học
- Tạo ra kính viễn vọng với thông số chính xác phục vụ cho việc nghiên cứu và quan sát bầu trời
- Phát hiện ra 4 vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc và ước tính chính xác về chu kỳ quỹ đạo của chúng
- Nhận ra tính tương tự giữa các pha của Sao Kim và Mặt Trăng, bước đầu tin vào mô hình Nhật tâm của Copernicus
- Galileo là một trong những người đầu tiên quan sát và giải thích về các đốm mặt trời
- Người đầu tiên thông báo về núi và các hố va chạm tạo nên các mảng sáng tối trên bề mặt của Mặt Trăng
- Đưa ra những lý thuyết đầu tiên cho rằng thủy triều là do sự chuyển động của Trái Đất xoay xung quanh Mặt Trời.
Nhà khoa học Galileo Galilei và tranh cãi với Giáo hội về thuyết Nhật tâm
Tranh cãi với Giáo hội
Galileo Galilei đối mặt với tòa án vì việc nghi ngờ dị giáo
Nhà khoa học Galileo bảo vệ thuyết Nhật tâm mà Copernicus đã nêu trước đó: Mặt trời là trung tâm, Trái Đất và các hành tinh xoay quanh mặt trời và tự xoay quanh trục của chính mình. Tư tưởng của nhà khoa học Galileo thậm chí còn bị Giáo hội ngăn cấm. Năm 1616, nhà khoa học Galileo còn tới tận Roma để thuyết phục Giáo hội song thất bại.
Ý kiến của ông bị Giáo hội nghi ngờ là dị giáo vào năm 1633 với ba phần:
- Galileo bị xác định “đáng ngờ về dị giáo”, đi ngược lại với Kinh Thánh và bị buộc phải từ bỏ, nguyền rủa và ghê tởm các ý kiến của mình.
- Galileo bị lệnh bỏ tù, về sau được đổi thành bị quản thúc tại gia.
- Cấm lưu hành cuốn “Đối thoại” của Galileo, cấm xuất bản các tác phẩm hiện hành và trong tương lai của Galileo.
Nhiều giả thuyết chép rằng nhà khoa học Galileo đã thì thầm câu nói chống đối: “Dù sao Trái Đất vẫn quay” nhưng trên thực tế không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh ông đã nói câu này. Ngoài ra, về việc ý kiến của Galileo bị Giáo hội bác bỏ và đưa ra xét xử, nguyên nhân chính có thể là: Galileo chưa có lý lẽ chứng minh được giả thuyết của mình nhưng lại dám trình bày một cách công khai như một sự thật hiển nhiên.
Cuộc sống cuối đời của nhà khoa học Galileo
Nhà khoa học Galileo qua đời vào ngày 08/01/1642 ở tuổi 77 vì bệnh tim. Ban đầu, Công tước xứ Tuscany muốn đưa ông vào Vương cung thánh đường Santa Croce và cho dựng bia đá cẩm thạch. Tuy nhiên, do sinh thời bị nghi ngờ dị giáo nên ông chỉ được chôn cất trong một căn phòng nhỏ ở nhà nguyện cuối hành lang của Thánh đường.
Mãi cho tới năm 1737, ông mới được đem vào Vương cung Thánh đường. Cũng trong chuyến di dời này, người ta đã lấy 3 ngón tay và răng của Galileo ra. Ngày nay, nếu làm visa Ý và đến với thành phố Florence, bạn sẽ có thể xem ngón giữa tay phải của Galileo được trưng bày trong Bảo tàng mang tên ông ở thành phố này.
Phải hơn 3 thế kỷ sau khi ông qua đời, Giáo hoàng John Paul II mới thể hiện sự hối tiếc về vụ việc Galileo và chính thức công nhận Trái đất không đứng yên như ông đã tuyên bố.
Năm 2008, Vatican đã dựng một bức tượng Galileo Galilei bên trong những bức tường thành để tôn vinh và phục hồi danh dự cho nhà thiên văn học này.
Trên đây, các bạn đã được theo dõi về tiểu sử của nhà thiên văn học, nhà khoa học Galileo Galilei qua bài viết của GVS. Chúc các bạn đọc bài vui vẻ và có một ngày hạnh phúc!